Những bài thuốc Bắc gia truyền, món ngon từ thuốc Bắc rất tốt

Vừa bổ dưỡng cho cơ thể vừa chữa bệnh đó là nấm Đông cô

Từ lâu nấm đông cô đã trở lên quên thuộc với người dân Châu Á và nó còn được coi là biểu tượng của sự trường thọ bởi nó có những đặc tính chữa bệnh rất hiệu quả như sau.

Vừa bổ dưỡng cho cơ thể vừa chữa bệnh đó là nấm Đông cô

Đặc điểm của nấm đông cô là gì?

Theo Y học cổ truyền: Nấm đông cô có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng đã được trồng ở cả Nhật Bản và Trung Quốc từ thời tiền sử cách đây hơn 1000 năm. Người Trung Quốc gọi là Dong-Gu (phiên âm tiếng Việt thành đông cô), người Nhật gọi Shiitake. Nấm này có tên khoa học là Lentinula Edodes, thuộc họ Pleurotaceae.

Nấm đông cô có dạng như cái ô, đường kính 4-10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Trên mặt nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống hình trụ. Nấm mọc ký sinh trên những cây có lá to và thay lá mỗi mùa như dẻ, sồi, phong. Loài thực vật này mọc hoang nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Nấm đông cô chứa khá nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin, chẳng hạn như vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê… Nó có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin tối cần cho cơ thể (tức là những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được). Nấm cũng có một số alcool hữu cơ mà khi nấu chín, các alcool này biến đổi, tạo thành mùi thơm đặc biệt của nó. Vì Shiitake có chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể nên những người ăn chay nên dùng thường xuyên loại nấm này.

Cách nhận biết nấm đông cô như thế nào?

– Mũ nấm lớn khoảng 5-20 cm; màu nâu vàng, nâu xám, nâu đậm, co hình cong; mũ và thân mọc chắc liền nhau.

– Dưới mũ: trắng nhạt, hơi vàng nâu, mọc tròn và có dạng răng cưa.

– Thân: vàng nâu, mọc moc xéo qua một bên , hoặc ở trung tâm.

– Thịt nấm: từ trắng đến có màu vàng lạt.

– Mùa nấm: quanh năm trồng nấm trên thân cây

– Mùi vị: thơm, giống như hành.

Tuyển sinh Văn bằng 2 Y sĩ y học cổ truyền năm 2019

Lợi ích cho sức khỏe từ nấm đông cô là gì?

Theo Dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Nấm đông cô cung cấp các vitamin B phức tạp có lợi cho sự trao đổi chất bằng cách giúp cơ thể chuyển đổi thực phẩm thành năng lượng. Vitamin B cũng giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu, bảo vệ con bạn khỏi bị thiếu máu. Chỉ cần ăn 4 chiếc nấm là bạn đã có 1/7 lượng chất riboflavin, 1/5 lượng chất niacin và 1/6 lượng vitamin B6 khuyến nghị mỗi ngày. Nấm khi nấu chín có ít vitamin hơn và loại nấm khô chứa ít riboflavin hơn nấm tươi.

Chất d-Eritadenine (còn gọi là lentinacin, lentsine, viết tắt là DEA) có trong nấm giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu. Hợp chất đường liên phân tử glucans beta trong nấm cũng có tác dụng này. Nấm đông cô có thể ngăn chặn quá trình sản xuất phân tử bám vào, giúp bảo vệ các mạch máu.

Ngoài ra, nấm còn có một số chất chống ô-xy hóa là man gan, selenium, kẽm, đồng bảo vệ mạch máu khỏi sự thiệt hại do quá trình này gây ra. Đặc biệt, chất ergothioneine (ET), có nguồn gốc từ a-xít amin histidine có lợi cho ti thể (mitochondria). Ti thể sử dụng ô-xy để tạo ra năng lượng cho các tế bào, trong đó có tế bào tim, giúp tim mạch khỏe mạnh.

Lentinan, một trong những thành phần chính của nấm đông cô có hiệu quả ức chế enzyme cytochrome P450 1A, thủ phạm gây viêm và ung thư. Thử nghiệm trên động vật cho thấy các chất chiết xuất từ nấm đông cô rất có lợi trong việc chống ung thư ở các tế bào ruột kết. Chất lentinan còn trợ giúp hệ thống miễn dịch, có thể ngăn cản các tế bào ung thư vú phát triển. Vì vậy, ăn nấm đông cô như một cách điều trị bổ sung đối với người bị ung thư vú, ung thư bạch cầu và ung thư tuyến tiền liệt.

Ngoài ra, theo các tác giả nghiên cứu, nấm đông cô có chứa alpha-glucan được gọi là Hexoza tương quan với hợp chất (AHCC) – một hỗn hợp các axit amin, polysaccaradit và khoáng chất. Hợp chất này chỉ có trong nấm đông cô, chúng có vai trò rất lớn trong việc chống lại khối u, đặc biệt ung thư cổ tử cung.

Lentinan trong nấm có khả năng giúp những người bị lao phổi chống lại độc tố của vi khuẩn lao. Nếu sử dụng Lentinan 1 g/ngày, mỗi tuần 2 lần thì tỷ lệ opsonin trong máu rất cao, có thể ngăn chặn hoàn toàn độc tố của vi khuẩn lao trong cơ thể.

Trong 100g nấm đông cô chỉ có 34 calorie, ít hơn nhiều so với hầu hết các loại rau khác và chỉ chứa khoảng 0,5g chất béo nhưng lại cung cấp 2,5g chất xơ, giàu hàm lượng nước giúp bạn có cảm giác ăn no, rất thích hợp làm thực phẩm giảm cân. Theo một nghiên cứu được công bố trong tạp chí American Journal of Clinical Nutrition năm 2010, trong 1,800g nấm đông cô nấu chín có khoảng 515 IU vitamin D, thúc đẩy cơ thể giảm trọng lượng.

Trong khi áp dụng chế độ ăn giảm cân, hệ thống miễn dịch của bạn có thể bị ảnh hưởng. Hợp chất lentinan trong nấm đông cô sẽ giúp tăng cường và trợ giúp hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, cảm lạnh và cúm.

Nấm đông cô được dùng trong đời sống của người Châu Á hàng nghìn năm để giảm viêm, cải thiện sức sống và tăng độ đàn hồi của da. A-xít kojic chiết xuất từ nấm đông cô, thành phần này thay thế chất hydroquinone, giúp tẩy trắng da, làm mờ dần các vết sẹo thâm và đốm đồi mồi. Hiện nay thường được sử dụng nhiều trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da.

Nguồn: Thuốc Bắc

Exit mobile version