Thóc lép còn được gọi với tên khác là Cỏ cháy, đây là một loại cỏ bụi cũng là một loại thảo dược trị bệnh được áp dụng trong vào nhiều bài thuốc hữu ích. Sau đây các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM sẽ giới thiệu sơ lược về công dụng của loại cây đặc biệt này.
- Những cây thuốc quý quanh ta mà không hẳn ai cũng biết.
- Thảo dược chữa bệnh hiệu quả của cây lá trong vườn nhà bạn
- Bật mí một số công dụng chữa bệnh của Dạ cẫm
Thóc lép và công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe con người
Mô tả sơ lược thông tin về Thóc lép
Thóc lép có tên khoa học là Desmodium gangeticum (L.) DC, thuộc họ Ðậu – Fabaceae. Thóc lép là Cây bụi 1m -1,5 m. Cành mọc vươn dài, cành con mảnh có lông về sau nhẵn. Lá có một lá chét hình trái xoan, tròn hay hình tim ở gốc, hầu như tù và nhọn ngắn ở chóp, mỏng, có lông mịn ngắn ở mặt trên và có nhiều lông rạp xuống ở mặt dưới. Lá kèm nhọn. Cụm hoa ở nách hay ở ngọn, có lông, gồm những hoa nhỏ xếp từng đôi một. Quả hơi cong hình cung, không cuống, có lông, chia làm 7-8 ô, mỗi ô chứa 1 hạt. Thóc lép ra hoa vào tháng 4-8 và cho quả vào tháng 10 đến tháng 11 hàng năm. Thóc lép là loại cây cỏ nhiệt đới, mọc hoang ở vùng đồi núi, trên các bãi cỏ, ven đường phân bố khắp nước ta. Dân gian thường thu hái rễ quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Theo nguyên cứu của các giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM trong thóc lép chứa một số thành phần hóa học như Hạt chứa đường, dầu béo và alcaloid. Toàn cây thóc lép chứa N, N – dimethyltryptamin, 5 – methoxy – N, N – dimethyltryptamin, harman, N – methvltetrahvdroharman, hypaphorin , hordenin, N – methyltyramin, 6 – methoxy – 2 – methyl – p – carbolin, cardicin , p – carbolin, halostachin , dalbergisdin, genistin, 2′ – hydroxygenistin, desmocarpin , kieviton, diphysolon, desmodin, gangetinin , gangetin. Ngoài ra, Thóc lép còn có 24 – ethylcholest – 5, 22 – dien – 3i3 – ol, 24 – ethylcholest – 5 – en – 3 p – ol, 24 – methylcholest – 5 – en – 3(3 – ol. Hạt thóc lép chứa dầu béo.
Theo Đông y, Thóc thép có vị chát, có tác dụng chỉ huyết, chỉ thống tiêu ứ tán thũng, thanh nhiệt. Thân lá có tác dụng cầm máu, giảm đau, khư ứ, sát khuẩn, tiêu thũng,điều kinh. Rễ có tác dụng khư phong trừ thấp, bổ hư, sát trùng chống ho, tiêu thực, ngăn suyễn, toàn cây có tác dụng cầm máu, tiêu viêm.
Áp dụng thóc lép vào một số bài thuốc lâm sàn
Áp dụng thóc lép vào một số bài thuốc lâm sàn
- Rửa vết thương và trị rắn cắn Thường được dùng làm thuốc rửa vết thương và trị rắn cắn, dùng uống trong chữa bệnh về thận, phù thũng, sỏi mật và ngộ độc. Liều dùng từ 6g đến 12g.
- Trị rắn cắn: Rễ Thóc lép tươi, lấy lượng vừa đủ nhai nuốt nước, lấy bã đắp vào vết thương bị rắn cắn.
- Trị phù thũng: Rễ Thóc lép và Cối xay mỗi loại 12g cùng với 8g Ðơn châu chấu đem sắc lấy nước uống.