Những bài thuốc Bắc gia truyền, món ngon từ thuốc Bắc rất tốt

Thầy thuốc đông y chia sẻ công dụng trị bệnh từ Cây Cát Căn

Cát Căn là một loại cây hay còn được gọi với tên khác là Cam cát căn, Củ sắn dây hay Bạch cát… Đây là một loại thảo dược được các thầy thuốc sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh đặc biệt hữu ích.

Sơ lược thông tin cần biết về cây Cát Căn

Cát Căn là một thảo dược trị bệnh thuộc họ Cánh bướm/ Đậu, cây có tên khoa học là Pueraria thomsonii Benth. Cây Cát căn thường mọc hoang hoặc được trồng tại nhiều địa phương ở nước ta.

Cát căn vị thuốc nam quý, dạng dây leo. Rễ phát triển thành củ, to, chắc và có nhiều bột. Thân và cành hơi có lông, lá mọc so le, dạng kép, gồm 3 lá chét, phiến lá hình trứng, mép lá nguyên, rộng 5cm đến 12cm và dài 7cm đến 15cm. Lá chét ở giữa lớn hơn 2 lá còn lại, cuống dài 1.4 đến 1.6cm, lá kèm hình mác nhọn. Hoa cây Cát Căn mọc thành chùm dài 14 đến 30cm, màu xanh tím hoặc xanh lơ, có mùi thơm. Quả dạng đậu, dài khoảng 8 cm, giữa các hạt vỏ thường thắt lại, vỏ quả được phủ lông màu vàng nâu. Cây ra hoa vào tháng 9 đến 10 hằng năm, sai quả vào tháng 11 đến 12.

Theo bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, trong cây Hoa Nhài chứa một số thành phần hóa học như Puerarin, Daidzein, Puerarin – Xyloside, Daidzin, Genistein, Arachidic acid, b-Sitosterol, 4-Methoxypuerarin, 7-Diglucoside, Formononetin,… …

Cát Căn và một số bài thuốc trị bệnh hữu ích

Trị cổ cứng, sợ gió, không có mồ hôi, miệng khát: Sử dụng Ma hoàng 9 g, sinh khương (cắt lát) 9g, thược dược 6 g, cát căn 12g, quế chi (bỏ vỏ) 6g, cam thảo 6g và đại táo 12 quả. Mang sắc với 1l nước còn lại 0.3 lít, chắt lấy nước chia thành 3 lần uống.

Trị viêm dạ dày, viêm ruột và lỵ kèm sốt: Sử dụng hoàng cầm, cam thảo, cát căn và hoàng liên các vị bằng lượng nhau. Mang chế thành cao rồi làm thành viên nặng 0.623 g. Mỗi lần dùng 3 đến 4 viên, ngày dùng 3 lần.

Chữa sởi mọc không đều ở trẻ em: Sử dụng Ngưu bàng tử 10 g, cam thảo 10g, thăng ma 10 g, cát căn 5 đến 10g. Mang sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi.

Công dụng giảm đau, hạ sốt: Sử dụng Bạch chỉ, địa liền và cát căn. Mang chế thành viên (mỗi viên gồm 0.03 g địa liền, 0.1g bạch chỉ và 0.12 g cát căn). Ngày dùng 2 đến 3 lần, mỗi lần dùng 2 – 3 viên.

Chữa tổn thương gân ra máu: Sử dụng Cát căn tươi. Mang giã lấy nước uống còn bã dùng đắp ở nơi đau nhức.

Chữa say rượu không tỉnh: Sử dụng Cát căn sống. Mang sắc uống 2 thăng, khi nào tiểu ra là khỏi.

Giúp giải độc do uống thuốc quá liều: Sử dụng Cát căn khô. Mang sắc lấy nước uống.

Chữa đau nhức vùng thắt lưng: Sử dụng cát căn sống. Mang  nhai sống, nuốt nước cho đến khi khỏi.

Trị ngộc độc sinh bồn chồn, bứt rứt, nôn mửa và phát cuồng: Sử dụng Cát căn. Mang Sắc uống.

Chữa khí kèm sốt cao, nhức đầu: Sử dụng 1 chén đậu xị và cát căn sống. Mang cát căn rửa sạch, giã nát lấy một chén nước cốt lớn. Tiếp đó thêm đậu xị vào sắc còn 6 phân, vớt bỏ bã và chia thành nhiều lần uống. Khi nào ra mồ hôi là được, nếu mồ hôi chưa toát ra nên uống tiếp.

Những điểm cần chú ý khi sử dụng các bài thuốc từ Cát Căn

Theo chia sẻ từ các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết, mặc dù Cát Căn có tác dụng tốt cho sức khỏe con người nhưng cần lưu ý không sử dụng cát căn cho trường hợp âm hư hỏa vượng và thương thực hạ hư. Đồng thời cần thận trọng khi dùng cho người sốt nóng mà sợ lạnh.

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo về thảo dược Cát Căn. Nếu có nhu cầu sử dụng Cát Căn để trị bệnh các bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ hay thầy thuốc có chuyên môn để được tư vấn cụ thể liều dùng.

Exit mobile version