Những bài thuốc Bắc gia truyền, món ngon từ thuốc Bắc rất tốt

Thầy thuốc đông y chia sẻ công dụng của vị thuốc thần khúc

Theo đông y, thần khúc vị ngọt, cay, tính ôn; vào kinh tỳ và vị. Có tác dụng tiêu thực hóa tích, khai vị, kiện tỳ. Có công dụng chữa các chứng thực tích, bụng đầy.

Thần khúc còn gọi lục khúc, thần khúc có tinh dầu (volatile oil), các men rượu bia, protein, lipid và vitamin. Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn, thần khúc vị ngọt, cay, tính ôn; vào kinh tỳ và vị. Có tác dụng tiêu thực hóa tích, khai vị, kiện tỳ.

Thần khúc Việt Nam được sản xuất và lưu hành gồm 22 vị thuốc tán bột, trộn với hồ nếp rồi đóng bánh 40g một, phơi khô ngay không cho lên mốc.

Cân lượng các vị thuốc có trong thần khúc như sau: thanh hao 1.000g, hương nhu 1.000g, hương phụ 1.000g, thương nhĩ thảo 1.000g, sơn tra 1.000g, ô dược 1.000g, thiên niên kiện 800g, quế 800g, hậu phác 800g, trần bì 800g, bán hạ chế 700g, bạc hà, sa nhân, bạch đàn hương, tô diệp, kinh giới, thảo đậu khấu mỗi vị 600g, mạch nha, địa liên mỗi vị 200g.

Bài thuốc dân gian có thần khúc tiêu thực hoá tích

Bài 1: thần khúc 1/2 miếng đến 1 miếng, hãm với nước đun sôi. Trị thức ăn tích trệ, bụng trướng, ăn không ngon.

Bài 2: đơn thuốc kiện tỳ tiêu thực: thần khúc 12g, mầm mạch 16g, gừng khô 4g, ô mai nhục 8g. Sắc uống. Trị ăn không ngon, miệng nhạt, ngực bụng đầy trướng.

Bài 3: thần khúc, thương truật, hậu phác, mạch nha mỗi vị 12g. Tán bột. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 3 – 6g.

Thần khúcBánh thần khúc rất tốt cho người cao tuổi tỳ vị hư nhược, ăn kém đầy trướng bụng, gày còm…

Kiện tỳ, trị tiêu chảy do tỳ hư: dùng bài Khúc mạch chỉ truật hoàn: thần khúc 12g, bạch truật 16g, chỉ thực 8g, mầm mạch 12g. Sắc uống. Tác dụng kiện tỳ, tiêu cốc thực. Trị tỳ hư, thức ăn tích trệ, tiêu chảy.

Trị cam tích: dùng bài Tiêu cam lý tỳ thang: thần khúc 6g, tam lăng 2g, thanh bì 4g, lô hội 0, 2g, sử quân tử 4g, hoàng liên 4g, nga truật 4g, trần bì 4g, binh lang 2g, cam thảo sống 4g, mạch nha 6g. Sắc 3 lần, hợp lại, chia uống 3 lần trong ngày, nên dùng nước đăng tâm thảo và đại táo làm thang.

Bác sĩ giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền khuyên người bệnh nên đến cơ sở y tế để được chẩn trị và kê đơn phù hợp với bệnh trạng.

Thực đơn chữa bệnh có thần khúc

Bột mịn thần khúc trần bì cam thảo: thần khúc 10g, trần bì 10g, cam thảo 5g. Tán thành dạng bột mịn. Mỗi lần hòa với nước cháo hoặc nước hồ, nước gạo rang cho uống. Dùng cho trẻ em nôn ói, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Thần khúc tán: thần khúc 30g, thục địa 15g, bạch truật 15g. Tán bột mịn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 4g, uống với nước sôi hoặc nước gạo rang. Dùng cho người tiêu chảy, đau bụng quặn.

Thần khúc nhục quế tiểu hồi tán: thần khúc 10g, nhục quế 10g, tiểu hồi 5g. Tán bột mịn. Mỗi lần uống 2g, ngày 2 – 3 lần. Dùng cho người hư hàn phúc thống (đau do viêm loét dạ dày tá tràng thể hư hàn), đau do lạnh bụng…

Thần khúc giấm thanh: thần khúc 10g, giấm ăn 150ml. Sắc kỹ, gạn lấy nước cho uống nóng. Mỗi lần 10ml, ngày 1 – 2 lần. Dùng cho sản phụ sau sinh, đau bụng, xuất huyết rỉ rả và các trường hợp kinh kỳ ít.

Bánh dây thần khúc: bột mì 150g, thần khúc (tán mịn) 60g, nước gừng 90g, thịt dê 60g. Bột mì, bột thần khúc, nước gừng đem nhào bột cán thành sợi thô. Thịt dê thái lát, nấu dạng súp. Khi thịt dê chín, cho mì sợi vào, thêm tương mắm, gia vị vào, tiếp tục nấu chín. Ăn khi đói, ngày 1 lần.hàng tuần. Dùng cho người cao tuổi tỳ vị hư nhược ăn kém, khó tiêu, hôi miệng, đầy trướng ợ hơi, gầy còm, suy nhược, hay bị nôn ói khi ăn.

Kiêng kỵ: Không dùng cho người bị chứng viêm dạ dày đa toan.

Xem hướng dẫn bản đồ: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Exit mobile version