Những bài thuốc Bắc gia truyền, món ngon từ thuốc Bắc rất tốt

Tác dụng chữa bệnh cây báng theo đông y

Cây báng còn có tên là cây đác, bụng báng hay búng báng, dừa núi, đào rừng, quang lang. Toàn bộ cây báng (thân, quả, lá và rễ) đều có dược tính và được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

Mô tả dược liệu

Cây thân trụ, cao 5 – 7m, có khi đến 10m. Thân thẳng có nhiều cuống (do lá rụng để lại) xếp dày đặc. Lá thường mọc tập trung ở ngọn thân, dạng lông chim gồm rất nhiều lá chét hình mác. Gốc lệch kéo dài thành tai ôm lấy cuống lá, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu trắng nhạt.

Cụm hoa to mọc ở kẽ lá thành bông mo phân nhánh nhiều, dài đến 1m, rủ xuống. Hoa đực có khoảng 70 – 80 nhị, hoa cái có 3 lá đài.ủa hình cầu, màu vàng nâu nhạt, lõm ở đầu, có 3 hạt, hình trứng, hơi có cạnh, màu xám nâu.

Phân bố, sinh thái

Trường Cao Đẳng Dược Tp hcm cho biết Cây Báng có nguồn gốc ở vùng Nam Á hoặc Đông Nam Á, song hiện nay chưa rõ cụ thể ở khu vực nào. Cây phân bố rộng rãi ở Nam Trung Quốc (tỉnh Vân Nam và Quảng Tây), Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Philippine và Indonesia. Cây còn có ở phía đông Himalaya, đảo Ryukyu thuộc Nhật Bản và cả ở châu Phi.

Ở Việt Nam, cây Báng là loài cây quen thuộc đối với người dân ở tất cả các tỉnh miền núi. Tuy nhiên, cây thường mọc tương đối tập trung trong các loại hình rừng ẩm trên núi đá vôi hay đá sa phiến, ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, các tỉnh ở Tây Nguyên và đông Tây Nguyên. Cây Báng là một trong số ít các loài trong họ Cau – Dừa có kích thước lớn. Cây có rất nhiều quả và hạt, song trong tự nhiên lượng cây còn mọc từ hạt rất ít. Điều đó có thể do quả có dạng hình cầu, dễ bị mưa lũ cuốn trôi.

Bột báng là nguyên liệu rất quen thuộc, thường được dùng để chế biến các món ăn bổ dưỡng

Bộ phận dùng

Toàn bộ cây Báng (lá, quả, rễ và thân cây) đều được sử dụng làm thuốc. Tham khảo thêm bài viết: Cây Bồ bồ: Thảo dược quen thuộc với công dụng bất ngờ

Tác dụng dược lý của cây Báng

Theo tài liệu nước ngoài, dịch ép từ thịt quả Báng có tác dụng kích thích cục bộ, ăn mòn da. Khi cho tiếp xúc trực tiếp với da có thể gây phản ứng viêm và cảm giác đau. Dịch ép này có tác dụng độc đối với cá.

Cây Báng theo Y học cổ truyền

Trong Đông Y, bột báng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ dưỡng đối với cơ thể, làm mạnh sức, nhẹ mình, bồi bổ hư tổn suy yếu.

Qủa Báng có vị đắng, tính bình, có tác dụng làm tan máu ứ. Thân cây có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trị cảm sốt và kích thích tiêu hóa.

Công dụng của cây Báng

Từ thời xưa, cây Báng đã được nhân dân ta sử dụng từ thời Hùng Vương để lấy bột ăn thay cơm.  Sợi xơ ở bẹ lá còn lại trên thân cây khi gặp nước không bị hủy hoại nên dùng làm chỉ khâu nón lá hoặc bện dây thừng.

Cây Báng có nhiều lợi ích. Tinh bột của thân cây được dùng như 1 loại ngũ cốc, có thể sử dụng để nấu cháo, nấu chè, làm bánh, cho lên men để nấu rượu hoặc làm ra đường. Phần búp và lá non còn là loại rau xanh quý. Hạt của cây (hạt đác) có vị ngọt, giòn, tính mát thường được dùng để nấu chè, các món thanh nhiệt hoặc rim với đường có thể bảo quản được lâu.

Trong y học, cây Báng được dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, dùng lâu ngày thì lưng gối đỡ mỏi và có thể nhịn đói được lâu hơn. Qủa Báng sắc uống chữa đau nhức, thân cây (30 – 50g) dưới dạng nước sắc là thuốc hạ sốt lợi tiểu.

Chú ý: Hạt đác và hạt thốt nốt có hình dạng giống nhau nên thường bị nhầm lẫn. Cần chú ý hạt đác gần như không mùi, vị ngọt, giòn và dai. Trong khi đó hạt thốt nốt có mùi thơm, mềm dẻo, trắng và to hơn hạt đác.

Trong Y Học Cổ Truyền toàn bộ cây Báng gồm thân, lá, rễ và quả đều có thể sử dụng để làm thuốc. Ngoài ra các thành phần của cây cũng quen thuộc trong việc chế biến món ăn hàng ngày. Quý độc giả có thể sử dụng liều lượng tùy theo nhu cầu của mình để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Exit mobile version