Những bài thuốc Bắc gia truyền, món ngon từ thuốc Bắc rất tốt

Rượu thuốc dưới góc nhìn Y học cổ truyền bạn nên biết

Trải qua hàng nghìn năm, rượu đã là thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con người. Vậy trong YHCT, quan niệm về rượu thuốc như thế nào?

Bồi bổ bằng rượu thuốc

Rượu thuốc dưới góc nhìn Y học cổ truyền bạn nên biết

Tại Việt nam,  trải qua hơn 4000 năm, việc sử dụng rượu và rượu thuốc trong điều trị đã trở nên phổ biến. Đến nay tác dụng của rượu thuốc đã được ghi nhận cũng như quan tâm phát triển của cả y tế trong và ngoài nước. Đặc biệt nền tảng bào chế rượu cổ truyền cũng đã được phát triển nhờ các phương tiện khoa học kỹ thuật cao, đồng thời mở ra nhiều hướng đi trong công tác kế thừa, nghiên cứu và phát triển nhiều loại rượu thuốc nổi tiếng trong lịch sử truyền thống, qua đó nâng cao hiệu quả điều trị.

Bồi bổ bằng rượu thuốc

Y học cổ truyền vốn nổi tiếng với các phương rượu thuốc bồi bổ như: rượu Thánh Tế, Hoa Đà hoàng tinh, rượu hồng nhan Ngụy Quốc Công, rượu Chu Công,hay ở VN với rượu Minh Mạng hay rượu amakong vẫn lưu truyền. Trong đó, có một loại rượu thuốc rẻ tiền, dễ kiếm nhưng có nhiều tác dụng quý: rượu đinh lăng. Theo “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi thì rễ của cây đinh lăng tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ ngũ tạng, giải độc, bổ huyết, tăng sữa, tiêu thực, tiêu sưng. Ngoài ra đinh lăng cũng là loại thuốc tăng lực, ít độc hơn nhân sâm, không gây tăng huyết áp. Đinh lăng còn dùng làm thuốc bổ trị suy nhược cơ thể tiêu hóa kém. Kinh nghiệm cho thấy đinh lăng còn làm tăng trí nhớ dùng tốt cho người già trí nhớ giảm sút, hay quên… Chính vì thế, do có những tính chất như nhân sâm nhưng là loại cây dễ trồng, dễ tìm nên người dân có thể trồng và sử dụng. Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đã từng gọi đinh lăng là “cây sâm của người nghèo”. Thân, rễ đinh lăng thường để ngâm rượu hoặc sắc nước uống…

Chọn củ đinh lăng 5 tuổi đã có khả năng ngâm rượu. Có 2 hình thức ngâm là ngâm nguyên củ và ngâm rễ thái lát sao vàng. Phần lõi gỗ của rễ không có nhiều giá trị dược liệu nên có thể dùng dao tre để tách lấy phần vỏ rễ, sau đó thái lát sao vàng hạ thổ để ngâm với tỉ lệ: 3kg đinh lăng/10l rượu, ngâm 100 ngày trong chỗ tối có thể sử dụng. mỗi ngày 1 lần 10ml vào buổi tối

Trị phong thấp nhức mỏi

Trị phong thấp nhức mỏi

Theo tin tức y dược, bệnh phong thấp thuộc phạm vi chứng Tý, xuất hiện do Phong – Hàn – Thấp xâm nhập vào cơ thể và gây tổn thương cơ xương, máu huyết, kinh mạch… khiến bệnh nhân bị đau nhức gân xương, tê bại tay chân, suy nhược cơ thể. Để Chữa bệnh phong thấp, y học cổ truyền cho rằng phải khu phong, thông huyết, tán hàn, trừ thấp, giảm đau, tiêu viêm, thanh nhiệt, an thần, bồi bổ can thận và dưỡng khí lực bằng bài thuốc ngâm rượu sau: Sinh địa 20g; Cốt toái bổ 20g; Hà thủ ô 20g; Phòng đẳng sâm 20g; Cỏ xước 12g; Kê huyết đằng 12g; Dây đau xương 12g; Bồ công anh 12g; Hy thiêm 12g; Cốt khí 10g; Thiên niên kiện 10g; Vòi voi 10g.

Để đạt được hiệu quả cao nhất, Bác sĩ Nguyễn Hữu Định – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền chia sẻ: Đem các vị thuốc trong bài thuốc này ngâm với 1 lít rượu trắng 40 độ trong 3 ngày. Dùng 500g đường hòa tan với 1/2 lít nước lọc rồi cho vào bình rượu thuốc đang ngâm. Mỗi ngày uống thuốc từ 2 đến 3 lần, mỗi lần dùng từ 10 – 20ml, nên dùng 1 lần trước khi đi ngủ để giảm đau và dễ ngủ. Dùng liên tục từ 1 – 2 tháng sẽ thấy cải thiện các Triệu chứng bệnh phong thấp.

Đông y có câu: Tửu năng hành huyết, tửu năng tà. Nghĩa là tửu có khả năng hành huyết và cũng có thể gây hại, tùy vào cách thức, mục đích sử dụng. Do vậy, cần sử dụng rượu thuốc đúng cách dưới sự chỉ dẫn của thầy thuốc để có thể phát huy được tối đa hiệu quả cũng như hạn chế thấp nhất tác hại do rượu mang lại.

Nguồn: thuocbac.edu.vn

Exit mobile version