Bấm huyệt đối với người cao tuổi được coi là một phương pháp chữa đau nhức gót thần kỳ giúp đôi bàn chân có thể đi lại dễ chịu hơn
- Tổng hợp những công dụng chữa bệnh của cây Chát ngấy
- Khuyến cáo việc lạm dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ em
- Điều trị hiệu quả bệnh trĩ bằng một số bài thuốc dân gian
Phương pháp bấm huyệt thần kỳ chữa đau nhức gót hiệu quả
Theo trang kiến thức Đông Y cho biết, với phương pháp xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp bàn chân của người cao tuổi sẽ dễ chịu hơn, không bị đau nhức do thời tiết hoặc do vận động nhiều. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh đau nhức gót chân nhé!
Đau nhức gót chân do nguyên nhân gì?
Bệnh đau nhức gót chân sẽ thường có cảm giác đau tại vùng mặt dưới gót chân mỗi khi thay đổi các tư thế nằm sang ngồi sang đứng và thường xuyên đau vào buổi sáng mỗi khi thức dậy. Khi di chuyển, đi lại người bệnh thường phải chịu đau để đi lại, nghỉ ngơi lại thấy đỡ. Những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh đau nhức gót chân là do:
- Do đi lại nhiều trên mặt bằng cứng không bằng phẳng, hay dẫm phải sỏi đá và khiến chấn thương vùng gan chân.
- Những người bị viêm gan chân, bị hội chứng đường hâm cổ chân, gai xương gót,…
- Viêm bao hoạt dịch gân gót, viêm mang gân cơ bàn chân, viêm gân Achille (viêm gân gót)…
- Bị bệnh đau nhức xương khớp sẽ làm suy giảm khả năng vận động của bàn chân và không chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ chuyển thành mãn tính và hạn chế khả năng đi lại.
Đau nhức gót chân do nguyên nhân gì?
Phương pháp bấm huyệt chữa trị đau nhức gót chân
Theo các chuyên gia giáo dục Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, đôi bàn chân được xem là nơi dễ dàng phản ánh tình trạng sức khỏe nhất của chúng ta khi điểm tận cùng của hệ thống thần kinh và ống thần kinh đều nằm ở bàn chân vì vậy xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp cho dây thần kinh và cơ gân được thư giãn, làm giảm các cơn đau để giúp bệnh nhân có thể dễ chịu hơn. Những bước tiến hành bấm huyệt chữa đau nhức gót chân như sau:
Bước 1: Huyệt Dũng tuyền cần xác định điểm đau để bấm huyệt
Cần xác định được vị trí điểm Dũng tuyển, huyệt nằm ở điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân thứ 2 với điểm giữa bờ sau của gót chân và huyệt nằm ở chỗ lõm của gan bàn chân.
Đầu tiên đó là phải dùng bàn tay bấm nhẹ lên gót chân và xác định được đâu là vùng đau nhất. Sau đó thì lấy ngón tay day điểm này từ ngoài vào trong, nhẹ nhẹ từ từ theo kim đồng hồ khoảng 5 phút. Sau đó day ấn huyệt Dũng tuyền trong 1 phút.
Lưu ý rằng: phải nhẹ nhàng giúp thư giãn chân để đạt được hiệu quả cao nhất sau khi xoa bóp bấm huyệt và bạn có thể ngâm chân trong nước ấm 10 phút.
Bước 2: Bấm, day huyệt Phong trì
Huyệt Phong trì năm ở góc lõm được tạo bởi đáy hộp sợ và bờ ngoài của khối cơ phía sau cổ mỗi bên. Người bệnh có thể day và bấm khoảng 5 phút đề khí huyết lưu thông, giúp tuần hoàn máu xuống chân hiệu quả hơn, từ đó làm giảm đau gót chân rất nhanh chóng.
Phương pháp bấm huyệt chữa trị đau nhức gót chân
Bước 3: Bấm và dạy huyệt Túc căn
Huyệt Túc căn năm ở giữa nếp gấp cổ tay đo lên 8 phân.
Theo Y học Cổ truyền, huyệt Túc căn có tác dụng đặc trị chứng đau gót chân. Đối với trường hợp đau gót chân nhẹ, cảm giác đau sẽ biến mất sau khi day bấm 1-2 lần; ngược lại đối với trường hợp nặng thì cần phải thực hiện đều đặn hàng ngày trong 1-2 tuần mới từ từ thuyên giảm.
Bước 4: Day ấn huyệt Tam âm giao, Thừa Sơn, Giải khê và Côn lôn
Cách xác định vị trí các huyệt như sau:
- Huyệt Tam âm giao: Nằm ở phía trên đỉnh mắt cá trong 3 tấc, ngay sát bờ trong xương chày.
- Huyệt Thừa sơn: Nằm ở giữa bắp chân phía sau.
- Huyệt Giải khê: Nằm ở chỗ lõm giữa nếp gấp cổ chân.
- Huyệt Côn lôn: Nằm ở chỗ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá ngoài và bờ sau gân gót.
Các bước tiếp theo sau khi xác định được vị trí của các huyệt:
Theo các chuyên gia giảng dạy Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, dùng ngón cái ấn điểm đau từ 3-5 phút ròi dùng ngón cái day bấm lần lượt các huyệt Thừa sơn, Tam âm giao, Giải khê và Côn lôn trong khoảng từ 2-3 phút. Dùng tay miết từ 1/3 dưới cẳng chân đến gân gót chân, rồi dùng 3 ngón cái, trỏ và giữa day bóp gót chân. Tiếp đến bạn xoay khớp mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ và ngược lại từ 3-5 phút. Sau đó dùng bàn tay xát vào phía ngoài, phía trong gót chân đến khi có cảm giác nóng lên thì ngừng. Cuối cùng là day điểm đau trong vòng nửa phút. Chữa đau nhức gót chân bằng phương pháp bấm huyệt đến nay luôn được đánh giá cao mà người bệnh luôn tin tưởng.
Chỉ với những động tác đơn giản trên, bạn đã giúp đau nhức gót chân tiêu biến một cách nhanh chóng. Mặt khác phương pháp xoa bóp bấm huyệt còn giúp bạn thư giãn, cải thiện chức năng tuần hoàn nhanh chóng. Tuy nhiên bạn vẫn nên đến bệnh viện chuyên khoa để khám và nhận những tư vấn cụ thể nhất về điều trị.
Nguồn: thuocbac.edu.vn