Mùa hè là mua mà bệnh tiêu chảy hoành hành, tuy chúng không cấp tính nhưng sẽ gây hậu quả khôn lường đối với sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời.
- Gia tăng nguy cơ đau tim do sử dụng thuốc giảm đau
- Bài thuốc Bắc điều trị dứt điểm bệnh cao huyết áp ở người trẻ tuổi
- Những vị thuốc Bắc tuyệt đối không được sử dụng trong thời kỳ mang thai
Những điều bạn cần biết về bệnh tiêu chảy để bảo vệ sức khỏe
Theo các chuyên gia Cao đẳng Dược Yên Bái đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì bệnh tiêu chảy là bệnh chuyên khoa tiêu hóa, đặc trưng bởi tình trạng đi ngoài phân lỏng, nhiều lần,… mà nó còn có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Hiểu đúng về bệnh giúp bạn có thể phòng và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.
Theo tin Y Dược mới nhất, nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy chủ yếu do nhiễm khuẩn, đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Nguyên nhân này thường do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (do vệ sinh ăn uống kém).
Bệnh tiêu chảy có những dấu hiệu gì?
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiêu chảy khá dễ, người mắc chứng bệnh tiêu chảy thường có biểu hiện như đi ngoài nhiều lần, buồn nôn,…
Theo các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cung cấp thông tin: Tiêu chảy: đây là dấu hiệu đầu tiên mà người bệnh nhận thấy được, người mắc chứng tiêu chảy, thường có phân nát không thành khuôn cho tới phân lỏng. Số lần đi ngoài tăng hơn rất nhiều có thể từ vài lần cho đến vài chục lần. Phân nước lỏng đục nhiều, không kèm theo hiện tượng sốt, không đau bụng cần nghi ngờ là nhiễm phảy khuẩn tả. Tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều lần khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng mất nước, mất muối khoáng và rơi vào tình trạng nguy kịch.
Bệnh tiêu chảy có những dấu hiệu gì?
Buồn nôn: Buồn nôn cũng là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy, nôn và buồn nôn cũng rất thường xuất hiện với tiêu chảy, nhưng với bệnh tiêu chảy cấp thì dấu hiệu nôn nổi trội hơn nhiều so với tiêu chảy. Nếu bệnh nhân mắc bệnh do nhiễm độc sẽ thường khởi phát tiêu chảy từ 2- 7 giờ sau ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn, dấu hiệu đặc trưng chính là nôn, tiêu chảy thường không nặng, đôi khi kèm đau quặn bụng và không sốt.
Mất nước: Dấu hiệu mất nước là dấu hiệu khá quan trọng, người bệnh cảm thấy khát nước, giảm số lượng tiểu cầu, niêm mạc mắt bị khô, mắt trũng, mất sự đàn hồi của da với dấu hiệu bằng dấu hiệu nếp véo da, mạch nhanh, tụt huyết áp tư thế hoặc nặng hơn là tụt huyết áp, mệt xỉu. Đối với người lớn, nếu bệnh nhân mất nước nhiều thường khó phát hiện hơn so với trẻ em. Mức độ mất nước đôi khi không tương xứng với độ nặng của tiêu chảy.
Những biện pháp phòng bệnh tiêu chảy mà các bạn cần biết
Những biện pháp phòng bệnh tiêu chảy mà các bạn cần biết
Các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm: Cách phòng bệnh tiêu chảy hiệu quả nhất đó chính là đảm bảo vệ sinh an toàn, thực phẩm. Việc thực hiện ăn chín, uống sôi, tưởng chừng như đơn giản nhưng lại chính là một biện pháp hiệu quả để phòng bệnh tiêu chảy.
Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường: Đây cũng là một biện pháp để phòng bệnh tiêu chảy, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; mỗi gia đình nên có một nhà tiêu hợp vệ sinh,…
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã hiểu hơn về bệnh tiêu chảy và có biện pháp tự chủ động phòng bệnh một cách hiệu quả nhất.
Nguồn: Cao đẳng y dược Pasteur