Những bài thuốc Bắc gia truyền, món ngon từ thuốc Bắc rất tốt

Những công dụng và lưu ý khi sử dụng cây mật gấu

Cây mật gấu là thảo mộc được gọi với nhiều tên như: Hoàng liên ô rô, Mã hồ, hoàng chấp thảo, cỏ mật gấu, khê hoàng thảo, hùng đởm thảo, sơn hùng đảm, nhị rối vằn, đằng nha sọc, phong huyết thảo,… Tên khoa học của cây mật gấu là Isodon lophanthoides (D. Don) Hara, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Cây có tên là Cây mật gấu bởi vì khi sắc nước uống, nước sắc cây mật gấu có màu vàng óng giống như màu vàng của mật gấu.

Những công dụng và lưu ý khi sử dụng cây mật gấu

Những công dụng và lưu ý khi sử dụng cây mật gấu

Phong trào sử dụng cây mật gấu

Hiện nay, theo chia sẽ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn rất nhiều người dân đã tự ý sử dụng cây mật gấu mà không qua kiểm chứng. Khi được hỏi, những người sử dụng đều cho rằng cây mật gấu có nhiều công dụng chữa bệnh nhưng khi hỏi vì sao họ biết thông tin này thì đa số đều trả lời là qua truyền miệng, qua internet… Rất ít người có hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Mặc dù thiếu thông tin về cây mật gấu, nhưng hiện nay phong trào sử dụng loại cây này đang rất phổ biến.

 Những công dụng của cây mật gấu được ghi nhận

Theo nhiều nghiên cứu các bác sĩ y học cổ truyền Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết cây mật gấu được ghi nhận có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Những hợp chất trong cây mật gấu có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.

Theo công bố trên quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy mật gấu có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú. Lá cây này dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Nhiều thầy thuốc ở châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá. Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bao vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.

Trường cao đẳng dược sài gòn đào tạo đông y

Những lưu ý khi sử dụng cây mật gấu

Cây mật gấu là dược liệu khá mới mẻ đối với y học cổ truyền Việt Nam, các nghiên cứu về công dụng của loài cây này đa số là của nước ngoài. Trong nước chưa có nghiên cứu thực nghiệm hay lâm sàng đã công bố về công dụng của cây mật gấu.

Theo các bác sĩ y học cổ truyền Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn thì mật gấu là một cây thuốc chữa bệnh. Trong cây mật gấu có chất kháng sinh, chất này rất tốt cho bệnh nhân viêm gan, tiểu đường, loãng xương và chống ung thư. Tuy nhiên, đã là kháng sinh thì không được tự ý sử dụng, không được dùng quá liều và không được dùng kéo dài.

Còn theo lương y Lê Kim hiệp hội thuốc bắc thì cây mật gấu tuy có nhiều công dụng với sức khỏe nhưng được nhân dân sử dụng “vô tội vạ” về liều lượng và thời gian sử dụng. Theo dược sĩ, chỉ nên uống khoảng 2 tuần, rồi ngưng lại và 2 tuần đến 1 tháng sau mới dùng tiếp.

Theo Viện Y học Dân tộc, trong quá trình sử dụng cần tuân thủ sự kiểm tra của thầy thuốc cũng như nên định kỳ thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh cũng như chức năng gan, thận… Sử dụng bắt đầu liều thấp, không ngưng đột ngột các thuốc đang điều trị đặc hiệu (thuốc hạ áp, hạ đường…) và theo dõi các biểu hiện bất thường của cơ thể. Liều khuyên dùng khoảng 10g lá tươi (khoảng 3-5 lá) và 5-8g lá dạng khô.

Exit mobile version