Câu kỷ tử là một dược liệu được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Địa cốt tử, Khởi tử, Kỷ tử, Câu khởi, Khủ khởi, với đặc điểm tên khoa học Lycium chinense Mill. họ Cà (Solanaceae). Trong y học cổ truyền vị thuốc quý này được sử dụng phổ biến để chữa vô sinh – hiếm muộn, di mộng tinh (ở nam giới), viêm dạ dày mãn tính và bổ cho mắt.
- Cây đơn kim hoang dã có khả năng điều trị những bệnh gì?
- Tìm hiểu vị thuốc đông y bạch hoa xà thiệt thảo
- Những công dụng chữa bệnh của vị thuốc bán hạ bắc
Đặc điểm thực vật
Một vài đặc điểm thực vật nổi bật của câu kỷ tử được biết đến như:
Theo cho biết của Giảng viên từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Câu kỷ tử thuộc loại cây nhỡ cao đến 1,5 mét. Cây mọc thẳng, với nhiều cành nhánh, và đôi khi có gai trên cành.
Lá của cây kỷ tử mọc vòng 3-5, phiến hình xoan dẹp dài 2-6 cm.
Hoa của cây kỷ tử thường nở ở kẽ lá, thường mọc đơn độc hay mọc thành các chùm 3-5 hoa, tràng màu tía có ống ngắn hơn cánh hoa.
Quả mọng, có hình dạng trứng dài 2 cm có màu đỏ cam hay đỏ sẫm khi chín, hạt nhiều hình thận.
Cây kỷ tử thường có hoa vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 và ra quả từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
Cây câu kỷ tử của vùng Tây Á châu, mọc hoang ở Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, được nhập vào trồng ở Malaysia, Indonesia, Việt Nam. Thường được trồng làm cây cảnh.
Bộ phận dùng – thu hái và chế biến dược liệu câu kỷ tử
Rễ (Radix Lycii) gọi là Địa cốt bì. Vào mùa thu, rễ sẽ được thu hái và rửa sạch, sau đó tách lấy vỏ đem phơi hoặc sấy khô.
Quả (Fructus Lycii) được g gọi là câu kỷ tử. Khi quả chín cũng là lúc được thu hái, đem quả phơi trong bóng râm, khi vỏ quả bắt đầu nhăn nhúm mới tiến hành phơi hay sấy ở nhiệt độ thấp đến khô.
Lá (Folium Lycii).
Đặc điểm về thành phần hóa học
Trong vỏ rễ có betain, lyciumanid, acid malissic.
Trong quả có chứa tinh dầu, caroten, betain, acid ascorbic, acid nicotinic, hạt có nhiều sterol.
Cành lá chứa protein 3,5%, lipid 0,72%, glucid 2,25%, rất giàu vitamin A.
Tính (khí) vị: vị ngọt, tính bình.
Tác dụng – công dụng và cách dùng dược liệu câu kỷ tử
Theo y học cổ truyền:
Theo Dược sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội: Câu kỷ tử thường được dùng, chữa cơ thể suy yếu, làm thuốc bồi bổ cơ thể, được dùng chuyên chữa các bệnh về mắt (do suy dinh dưỡng), làm giảm đường huyết. Thường dùng dạng ngâm rượu hoặc thuốc sắc.
Địa cốt bì được dùng làm thuốc mát huyết, giải nhiệt, chữa ho và ho ra máu.
Lá dùng làm rau ăn có tác dụng bồi bổ tốt.
Theo y học hiện đại:
Thành phần hoạt chất betain trong câu kỷ tử có khả năng giảm đường huyết, bảo vệ gan và ngăn ngừa sự tích tụ mỡ.
Ở chuột hoạt chất betain cũng thúc đẩy tăng trọng lượng cơ thể và ở gà thì tăng sản lượng trứng.
Ở người nếu sử dụng toàn cây kỷ tử có khả năng ức chế với một vài tế bào gây ung thư.
Một vài bài thuốc hay sử dụng dược liệu câu kỷ tử:
1. Làm đẹp da: Lấy 10 cân dược liệu Câu kỷ tử phối hợp với 3 cân Sinh địa. Tất cả dược liệu trên được đem nghiền tán thành bột mịn, khi sử dụng sẽ phối hợp 1 thìa bột uống với rượu ấm. Dùng 3 lần trong ngày và dùng trong thời gian dài giúp trẻ hóa làn da.
2. Chữa suy nhược cơ thể, hoa mắt và thận hư: Lấy dược liệu Câu kỷ tử 1 cân, phối hợp với 40 gam tiểu hồi hương, 40 gam thục tiêu, 40 gam chi ma, bạch phục linh, thục địa và bạch truật mỗi thứ 40 gam, mật và rượu.
Cho 1 cân kỷ tử vào bình ngâm với rượu, sau khi ngâm chia thành 4 phần bằng nhau. Lấy ba phần lần lượt sao với chi ma, tiểu hồi hương và thục tiêu, một phần còn lại đem sao vàng. Tiếp tục phối hợp thêm bạch truật, thục địa và bạch phục linh. Đem hỗn hợp nghiền tán thành bột mịn, luyện với mật làm thành viên và dùng hằng ngày.
3. Chữa đau mắt đỏ: Sử dụng Câu kỷ tử tươi giã nát và lấy nước nhỏ vào khóe mắt 3 – 4 giọt.
4. Hãm câu kỷ tử giúp bảo vệ gan: Cho dược liệu câu kỷ tử khô phối hợp với trà, mật ong và nước đun sôi hãm trong 10 phút, sử dụng mỗi ngày để giúp thải trừ độc tố có trong gan.
5. Chữa suy nhược khi tiết trời thay đổi: Phối hợp dược liệu Câu kỷ tử và ngũ vị tử nghiền tán thành bột, đem pha với nước sôi uống như trà.
6. Chữa xơ gan và viêm gan mãn tính: Lấy dược liệu câu kỷ tử 12 – 24 gam phối hợp với đương quy, mạch môn và bắc sa sâm mỗi thứ 12 gam, sinh địa 24 – 40 gam và xuyên luyện tử 6 gam. Tất cả các dược liệu đem sắc với nước lấy uống mỗi ngày.
7. Chữa đau mỏi vùng thắt lưng, thận hư: Lấy lượng nhau của dược liệu câu kỷ tử và Hoàng tinh. Đem hai dược liệu trên nghiền tán thành bột, tiếp đến trộn với mật vo thành viên. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 12 gam với nước ấm cho đến khi khỏi bệnh.
Lưu ý khi sử dụng dược liệu Câu kỷ tử
Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM: Không nên dùng câu kỷ tử cho những người có huyết áp cao, tâm trạng dễ cáu gắt, những đối tượng thường có chế độ ăn nhiều đạm (thịt) hàng ngày và có tình trạng da mặt đỏ hồng, vì quả kỷ tử có khả năng làm tăng nhiệt độ của cơ thể.
Tránh sử dụng quả kỷ tử cho những người khỏe mạnh, để ngăn ngừa sự tích tụ của tà khí bên trong cơ thể, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm sau một thời gian dài.
Không nên sử dụng câu kỷ tử một cách quá mức, vì dễ dẫn đến tình trạng mắt đỏ và không thoải mái, cũng như làm giảm thị lực.
Nguồn: thuocbac.edu.vn tổng hợp