Theo Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đông y đã được hình thành và phát triển từ thòi cổ xưa và cho đến hiện tại vẫn được áp dụng rộng rãi trong chữa bệnh. Và sau đây là là những chia sẽ về một số bài thuốc y học cổ truyền và cách dùng hiệu quả nhất cho mọi người tham khảo.
- Bài thuốc rượu xoa bóp giúp điều trị đau mỏi gân xương
- Mặt nạ thuốc Bắc trị mụn và những lưu ý
- Đánh bay hôi nách nhanh chóng với quả mướp đắng
các Loại thường dùng trong đông y:
Thuốc đông y thường được chia lamg 5 loại như: Thuốc Thang, thuốc hoàn, thuốc tán, thuốc cao và thuốc đơn . Những loại như cao, đơn, hoàn, tán là thuốc được chế sẵn thường gọi là cao đơn hoàn tán, có loại mang tên là hoàn tán nhưng thực tế ứng dụng như thuốc thang.
Sau đây cùng với Khoa Dược trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cùng nhau tìm hiểu về các loại thuốc dùng trong đông y và cách dùng các bài thuốc trên
Thuốc thang:
Đem những vị thuốc sắc với nước thành thuốc nước (có lúc cho vào ít rượu) bỏ bã đi, uống thuốc khi đang còn nóng gọi là thuốc thang. Các vị thuốc đông y chủ yếu là thực vật, cho vào ấm sành, men đun sôi, chất thuốc tan ra trong nước, sau khi uống vào thuốc sẽ hấp thu vào người, tác dụng của nó tương đối mạnh mà dễ xử lý linh hoạt, thích hợp để chữa với các loại bệnh, thuốc thang là loại thuốc thông dụng nhất trong các loại. Với những bệnh phức tạp nhiều biến chứng, dùng thuốc thang là hợp nhất. Nhược điểm lớn nhất của thuốc thang là đun sắc nên không tiện và trẻ con không thích uống.
Thuốc viên hay còn gọi là thuốc hoàn):
Đem các vị thuốc tán nhỏ ra, rồi dùng các phụ liệu như mật hoặc hồ trộn với bột thuốc ve thành viên nên gọi là thuốc viên (hoàn). Tuy việc sử dụng có thuận tiện hơn nhưng vì trong thuốc chế biến có cả bã của dược liệu nên hấp thu thuốc chậm, thuốc hoàn dùng chữa bệnh thư hoãn. Nhưng cũng có vài vị thuốc dược tính mãnh liệt mà muốn được thuốc hấp thu từ từ nên chế thành viên hoàn như bài Thập táo hoàn, Để dương hoàn, đối với những vị thuốc có hương thơm như Xạ hương, Băng phiến không tiện đun sắc, thường dùng chữa bệnh cấp tính nên phải chế sẵn thành viên hoàn để khi cần dùng đến thi có thuốc dùng ngay (như thuốc khai khiếu). Nhược điểm của thuốc hoàn là tinh chất của vị thuốc không được luyện trước, trong thuốc còn có bã của dược liệu, nếu uống liều lượng ít hiệu quả không cao (trừ thuốc khai khiếu) mà uống nhiều quá thì lại gây trở ngại cho đường tiêu hóa, thường vì hấp thu chậm mà hiệu quả điều trị kém, đồng thời do bảo quản khó, để lâu quá dễ biến chất mất tác dụng.
Thuốc tán:
Đem các vị thuốc tán mịn gọi là thuốc tán. Thuốc tán thì có 2 loại dùng trong và loại dùng ngoài. Thuốc tán dùng trong có thể hãm với nước nóng hoặc đun sắc lên uống như thuốc thang. Tác dụng của nó gần như thuốc thang, khuyết điểm là khi dùng không tiện, còn khó bảo quản hơn thuốc hoàn, thuốc tán dùng ngoài là đem vị thuốc tán thật nhỏ có thể xoa hoặc đắp lên chỗ đau, phần lớn dùng chữa bệnh về bên ngoại khoa, thương khoa, hầu khoa và nhãn khoa.
Thuốc cao:
Đem các vị thuốc đun với nước sắc rồi gộp các lần sắc cô lại với nhau cô lại gọi là thuốc cao, chia làm 2 loại uống trong và dùng ngoài. Cao uống trong thì đun sắc thuốc xong bỏ bã, cho đường cục hoặc mật ong vào cô đặc thành cao, lúc dùng uống với nước chín. Ưu điểm của của cao thuốc là tận dụng được hết tinh chất của thuốc, mùi vị thơm dễ uống, chữa các bệnh mạn tính, thuốc bổ, điều lý là thích hợp, khuyết điểm của cao thuốc là không để lâu được, phần lớn thường dùng trong mùa đông. Cao thuốc dùng ngoài có thuốc cao và dầu cao.
Thuốc đan:
Thuốc đan là thuốc hoàn hoặc thuốc tán qua tinh chế nhào luyện nhiều lần như Thăng đan, Hắc tích đan, Hồng linh đan v.v… có thuốc muốn chứng tỏ hiệu nghiệm nên gọi là linh đơn như Thần tê đan, Cam lộ tiêu độc đan. Thuốc đan có thể dùng trong hoặc dùng ngoài. Ngoài ra có đan tửu đan lộ v.v…
Hi vọng với những chia sẽ của các bác sĩ y học cổ truyền Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các laoij bài thuốc đông y và áp dụng cách làm một cách hiệu quả nhất để chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh.