Những bài thuốc Bắc gia truyền, món ngon từ thuốc Bắc rất tốt

3 vị thuốc bắc phổ biến trong y học cổ truyền

Trước khi y học hiện đại phát triển thì y học cổ truyền đã khẳng định được vị trí của mình trong việc chăm sóc và đảm bảo sức khỏe. Trong đó có rất nhiều vị thuốc bắc mà công dụng của chúng rất lành tính và hay được sử dụng trong các bài thuốc. Chúng là những vị thuốc phổ biến trong Y học cổ truyền.

vi-thuoc-bac

3 vị thuốc bắc phổ biến trong y học cổ truyền

 

Linh chi

Là loại nấm mọc hoang trong tự nhiên, linh chi gồm hàng trăm loài khác nhau, nhưng tất cả đều thuộc họ Nấm gỗ (tên khoa học là Ganodermatraceac). Cách đây hơn 2000 năm, nấm Linh Chi đã được ghi tên trong sách Thần nông bản thảo của Trung Quốc và được gọi bởi nhiều tên gọi khác như: nấm trường thọ, thuốc thần tiên hay cỏ trường sinh…

Công dụng: Là vị thuốc bắc có tác dụng bổ dưỡng, chống ung thư, lão hóa, suy nhược cơ thể, giúp chống tác hại của các tia xạ, các chống độc, virus, bệnh suy nhược thần kinh, stress, làm giảm cholesterol trong máu, bệnh xơ mỡ mạch máu, giúp điều hòa và ổn định huyết áp cho người cao huyết áp, nó hỗ trợ và tăng tác dụng các thuốc chữa bệnh tiểu đường, ngoài ra chúng còn có tác dụng chữa viêm loét dạ dày tá tràng.

Sử dụng: Có rất nhiều cách như sắc nước, hầm chung với thuốc hoặc thịt lợn, thịt gà, hoặc uống thuốc bào chế sẵn có linh chi… nhưng cách tốt nhất là nghiền nấm linh chi thành bột mịn. Mỗi ngày dùng từ 5-10 gam bột linh chi sắc cùng với nước rồi ăn bã, uống nước (hoạt chất chính ở bã).

Nấm linh chi

Đông trùng hạ thảo

Là loại thuốc đông dược quý có bản chất chính là dạng ký sinh của loài nấm Cordyceps sinensic ở trên cơ thể ấu trùng của một số loài bướm. Tên gọi của chúng xuất phát dựa vào quan sát thực tế: Vào mùa đông thì chúng giống con sâu (côn trùng), nhưng đến mùa hè thì lại giống một loài thực vật (thảo mộc).

Công dụng: Đông trùng hạ thảo có tác dụng rất tích cực với các bệnh như: rối loạn tình dục, liệt dương, di tinh, thận hư, đau lưng mỏi gối, ho hen, ngoài ra nó còn có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nó còn có tác dụng tăng công năng của tuyến thượng thận, giúp cải thiện chức năng thận, nâng cao năng lực miễn dịch, giúp kháng khuẩn, kháng virus, chống lại bệnh ung thư và phóng xạ.

Sử dụng: Tùy theo từng bài thuốc bắc có đông trùng hạ thảo tham gia, ta có các chế biến nó khác nhau. Cách dùng phổ biến nhất là hầm lên hoặc dùng ngâm rượu.

Đông trùng hạ thảo

Nhân sâm

Sâm là tên gọi chỉ loại cây thân thảo mà có củ và rễ được sử dụng làm thuốc. Có nhiều loại sâm, trong đó nhân sâm được biết đến đầu tiên, chúng có hình dáng hao hao giống hình con người.

Công dụng: Y học cổ truyền vẫn coi nhân sâm là vị thuốc đứng đầu trong các vị thuốc bổ, với rất nhiều các tác dụng: tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ tế bào chống lão hóa, bảo vệ cơ thể chống stress, ngoài ra còn bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể…

Sử dụng: sử dụng chúng không đơn giản, ngoài việc căn cứ vào dược tính của nhân sâm còn phải căn cứ vào cơ địa của người dùng để có liều lượng sử dụng thích hợp.

Nguồn: Tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Dược.

Exit mobile version