Những kiến thức cơ bản về thuốc bắc | Vị thuốc bắc trong đông y

Thuốc bắc hay vị thuốc bắc là tên gọi dành cho những sản phẩm thuốc sử dụng trong đông y Trung Hoa. Đó là tên gọi từ xa xưa của người Việt Nam để phân biệt các sản phẩm thuốc theo y học cổ truyền trong nước là “thuốc nam”.

Phân loại thuốc bắc đông y

Danh mục thuốc bắc thường được phân loại theo 3 cách

vi thuoc bac

Phân loại thuốc bắc

Phân loại thuốc bắc gia truyền theo tính:

Thuốc bắc được chia theo 5 tính cơ bản: tính hàn -lạnh , lương – mát, nhiệt – nóng, ôn – ấm và bình – bình thường.

Phân theo vị thuốc bắc:

Phân loại thuốc thuốc bắc theo vị: chia làm 5 vịchua, cay, ngọt, đắng và mặn.

Phân thuốc bắc gia truyền theo nguyên liệu:

Động vật, thực vật và khác

Người thầy lang có thể sử dụng các bộ phận khác nhau của những loài thực vật như rễ, thân, củ hoặc các bộ phận cơ thể động vật như: xương, da, thịt, mỡ, nội tạng,  sừng, vây, móng và một số loại khoáng chất và tinh thể như hoàng thổ, thạch tín, băng phiến…để bào chế ra các vị thuốc bắc.

Điều chế thuốc bắc đông y

Theo Tin tức về thuốc bắc thì thuốc bắc được tổng hợp từ rất nhiều loại thảo dược và dược liệu khác nhau để tạo ra những bài thuốc bắc hay, từ thực vật đến sử dụng các bộ phận của động vật. Tùy vào nguồn nguyên liệu mà người điều chế thuốc có những phương pháp bào chế riêng.

Đối với các sản phẩm thuốc bắc có nguyên liệu thực vật nói chung, thường được phơi hoặc sấy khô để bào chế thuốc bắc gia truyền. Cũng có một số vị thuốc bắc thảo Dược cần được giữ tươi như nhân sâm…

Đối với Các loại sản phẩm thuốc bắc sử dụng nguyên liệu động vật có thể được đem sấy khô (như vây cá mập), một số sử dụng ngâm rượu (như bìm bịp, tắc kè, cá ngựa), hoặc đem nấu thành cao (như cao hổ cốt, cao ngựa, cao khỉ, v.v…).

Kê đơn thuốc

vi thuoc bac

Một đơn thuốc bắc trong đông y

Trong đông Y các thầy thuốc ngày xưa thường sử dụng các biện pháp bặt mạch và quan sát sắc thái để xác định nguyên nhân gây bệnh, sau đó tiến hành kê đơn và bốc những bài thuốc bắc hay để điều trị bệnh.

Một đơn thuốc bắc thường được kê nhiều vị thuốc bắc kết hợp với nhau theo một tỉ lệ nhất định và được gọi là thang thuốc. Các loại thuốc bắc gia truyền kết hợp với nhau dựa theo thuyết âm dưỡng ngũ hành của Y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị bệnh theo chuẩn đoán của thầy thuốc.

Các dạng thuốc và cách sử dụng

Trong đông y mục địch của việc bào chế các vị thuốc bắc là giúp cho người dễ sử dụng, tăng công hiệu của thuốc và giúp thuốc được bảo quản tốt hơn. Hiện nay các loại thuốc bắc thường được bào chế dưới các dạng cơ bản sau

Thuốc tán: Thuốc được tán là dược liệu được phơi khô sau đó tán thành bột mịn tạo thành vị thuốc bắc để sử dụng. Có thể sử dụng bài thuốc bắc gia truyền này để bôi lên da hoặc hòa nước để uống tùy vào đặc tính của từng loại thuốc tán

Thuốc thang: sử dụng sắc nước để uống (thuốc được chia sẵn thành thừng thang thuốc với liều lượng thích hợp và được đóng gói)

vi thuoc bac

Thang thuốc bắc đông y gia truyền

Thuốc hoàn: là các vị thuốc bắc được say mịn sau đó được trộn với các chất lỏng như mật ong hoặc nước để vo thành viên. Thuốc hoàn giúp người dùng tiết kiệm thời gian sắc thuốc, sau khi mua về người dùng có thể uống luôn như thuốc tân Dược.

Thuốc cao: Trong danh mục thuốc bắc thì các loại như cao hổ cốt, cao ngựa bạch, cao khỉ, cao chăn….chính là các loại thuốc cao. Được điều chế bằng cách đun lâu các loại dược liệu để cô đặc thành cao ở dạng dẻo.

Những cảnh giác về thuốc bắc

Thuốc bắc gia truyền có thành phần chủ yếu từ các nguyên liệu thiên nhiên, chính vì thế rất nhiều người có cái nhìn chủ quan về các tác dụng phụ của các vị thuốc bắc, mà cho rằng thuốc bắc chỉ có bổ mà không có hại. Dẫn đến sự lạm dụng thuốc bắc như dùng quá liều, sử dụng thuốc không theo đúng liều lượng

Thực tế những bài thuốc bắc hay đều có những công dụng khác nhau và tác động tới nhiều bộ phận cơ quan trong cơ thể. Vì thế trong quá trình sử dụng thuốc bắc điều trị bệnh tại cơ quan gây bệnh thì thuốc bắc cũng sẽ đông thời tạo ra một số tác dụng phụ không mong muốn ở cơ quan khác. Vì thế khi sử dụng thuốc bắc cũng cần phải có những thông tin tức về thuốc bắc và tuân thủ đúng các chỉ dẫn của các thầy thuốc và không được làm dụng thuốc bắc.

Một số vị thuốc bắc phổ biến

Thuốc bắc rất phong phú và có đến hàng trăm vị thuốc bắc trong Đông y có dược tính dùng để điều trị nhiểu căn bệnh trong Đông Y. Nhưng phổ biến nhất có thể kể đến 3 vị thuốc bắc là: Tam thất, nhân trần và bồ công anh.

Tam thất

vi thuoc bac

Tam thất vị thuốc bắc đông y gia truyền

Tam thất là loại dược phẩm sử dụng phổ biến trong các bài thuốc bắc. Củ tam thất thường mọ ở các rừng núi, củ tam thất màu đen thường khá cứng và nặng.  Tam thất chất lượng tốt là khi cắt thì thịt bện trong có màu xám xanh.

Tác dụng: Tam thất là vị thuốc bắc có tính âm, có vị đắng nhưng hơi ngọt, là vị thuốc nằm trong nhóm hoạt huyết hóa ứ được sử dụng trong điều trị các chứng xuất huyết do huyết ứ, bị ho ra máu hay hủy thũng …Các nhà khoa học còn phát hiện ra tam thất có công dụng ngăn ngừa sự phát triển của những khối u trong cơ thể. Đặc biệt tam thất còn có thể sử dụng cho phụ nữ sau khi sinh con, người già yếu hoặc người mới ốm dậy.

Cách dùng: Tam thất có rất nhiều công dụng dùng để điều trị nhiều bệnh trong đông y và với từng trường hợp và mục đích điều trị bệnh mà mọi người có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau: Tam thất tươi đem rửa sạch, giã nát sau đó đắp lên vết thương hoặc có người sử dụng tam thất để ngâm rượu. Hiện nay vị thuốc bắc tam thất còn thường được sử dụng trong các món ăn bài thuốc để bồi bổ sức khỏe và điều trị bệnh tật.

Nhân trần

Nhân trần: Trong danh mục thuốc bắc còn được gọi là chè nội hoặc hoắc hương núi. Là một trong những loài thực vật sống tại các bờ ruộng, sườn đồi núi hoặc các chỗ ẩm ướt là một trong những cây thuốc quý quanh ta. Con người cũng có thể chủ đông trong nguyên liệu vị thuốc bắc này bằng cách gieo hạt để trồng.

Tác dụng: Nhân trần ở Việt Nam được sử dụng rất phổ biển với vai trò như là một loại nước uống hàng ngày thay cho nước vối hoặc nước chè. Bên cạnh đó, trong Đông y vị thuốc bắc nhân trần còn được sử dụng trong điều trị các triệu chứng của bệnh: hoàng đản, tiểu tiện vàng đục và ít. Còn được dùng cho phụ nữ sau khi đẻ, ăn uống tiêu hóa kém, cảm cúm ho, nhức đầu.

Bồ công anh

Bồ công anh là một loạt cây thường mọc hoang dại ở ven đường và có tuổi thọ không dài. Bồ công anh chỉ sống được khoảng 1 năm đến 2 năm và là một trong những vị thuốc bắc phổ biến trong đông y.

vi thuoc bac

Bồ công anh vị thuốc bắc đông y phổ biến

Tác dụng: Theo tin tức về thuốc bắc trong đông y thì bồ công anh là một loại thuốc bắc có tác dụng điều trị các bệnh dành cho sản phụ như bệnh sưng vú, bị tắc tia sữa. Ngoài ra bồ công anh cũng được sử dụng để điều trị những mụn nhọt đang bị sưng mủ, mụn đinh râu, điều trị bệnh đau dạ dày và một số bệnh liên quan đế tiêu hóa.

Cách dùng: Vị thuốc bắc bồ công anh có thể phơi khô để sắc nước uống hàng ngày, hoặc sử dụng cây tươi giã nát để đắp ra bên ngoài vùng cần điều trị cũng là một trong những bài thuốc bắc hay.

Ngày nay, y học hiện đại ngày càng phát triển và thể hiện sự hiệu quả vượt trội trong điều trị cùng một số loại bệnh so với các bài thuốc đông y. Tuy nhiên những phương thuốc bắc vẫn được rất nhiều người sử dụng mang lại những hiệu quả rõ rệt trong điều trị một số bệnh. Ngoài ra một số vị thuốc bắc cũng được mọi người sử dụng để bồi bổ cơ thể. Các vị thuốc bắc gia truyền vẫn luôn đóng góp một vai trò quan trọng trong bảo về và chăm sóc sức khỏe con người.