Những hậu quả có thể gây ra nếu cơ thể bạn thiếu sắt

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Những hậu quả có thể gây ra nếu cơ thể bạn thiếu sắt

Sắt là một dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể con người. Nó là yếu tố quan trọng giúp sản sinh ra máu. Ngoải ra thiếu sắt còn dẫn đến nhiều nguy cơ khác nhau như suy giảm hệ hô hấp, hệ tim mạch…Vì vậy chúng ta cần phải chú trọng bổ sung sắt cho cơ thể để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng.

Xem thêm:

Sắt

Sắt

Hậu quả của việc “đói” sắt.

Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Thiếu sắt dẫn là nguyên nhân gây ra những chứng bệnh nguy hiểm đặc biệt ở trẻ em, người già và phụ nữ. Đặc biệt một trong số các bệnh liên quan đến thiếu sắt đó chính là bệnh suy giảm hô hấp và hệ tim mạch.

Theo các nghiên cứu thì thiếu sắt dẫn đến hiện tượng tim đập nhanh gây căng thẳng và mệt mỏi. Những dấu hiệu dễ nhận biết của chứng thiếu máu, đó là hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể… và hệ quả của nó có thể là bệnh tim mạch và suy hô hấp.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp ( Giám đốc trung tâm dinh dưỡng Tp. HCM) cho biết thì sắt là một khoáng chất chiếm số lượng lớn trong máu, nó có chức năng duy trì quá trình tạo ra các hemoglobin và myoglobin. Thường thì bênh nhân thiếu máu là do thiếu sắt. Thiếu sắt có thể dẫn đến rụng tóc, bong móng, da nhăn nheo. Thiếu sắt trong thời gian dài còn là nguyên nhân làm suy giảm khả năng tư duy, giảm trí thông minh ở con người. Phụ nữ mang thai bị thiếu máu hoặc trẻ em được cung cấp dinh dưỡng không đảm bảo là những đối tượng dễ bị tác động nhất. Ngoài ra, ở phụ nữ trong thời kỳ xuất hiện kinh nguyệt, hiện tượng thiếu sắt cũng xảy ra khá phổ biến.

Bổ sung sắt như thế nào?

Việc bổ sung sắt cho cơ thể hàng ngày là điều cần thiết. Chúng ta có thể bổ sung sắt thông qua các thực phẩm hàng ngày hoặc các viên uống bổ sung. Tuy nhiên khi bổ sung sắt chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:

  • Trung bình một người trưởng thành cần từ 10-15mg sắt mỗi ngày, tương đương với khoảng 100g gan lợn, 400g thịt bò; 550g cua bể, 400g rau dền đỏ, 500g đậu xanh…
  • Các loại thực phẩm như thịt màu đỏ, cá, cá động vật thân mềm (trai, hến, sò…), trong nội tạng động vật như tim, gan, lưỡi… và các loại quả có màu đỏ, rau xanh có màu đậm, đỗ, đậu, trứng, sữa đều là những loại thực phẩm chứa nhiều sắt.
  • Việc cung cấp sắt thông qua các loại thực phẩm sẽ tốt hơn so với việc cung cấp sắt bằng thuốc. Khi sử dụng viên sắt cần tuân theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.
  • Các loại thực phẩm như trà, đồ uống có ga… trong bữa ăn sẽ làm hạn chế sự hấp thu sắt từ thực phẩm.