Hướng dẫn điều trị hen phế quản bằng Y học cổ truyền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tùy từng thể bệnh mà có những bài thuốc thích hợp làm giảm và điều trị trị hen phế quản bằng Y học cổ truyền sao cho hiệu quả.

Hướng dẫn điều trị hen phế quản bằng Y học cổ truyền

Hướng dẫn điều trị hen phế quản bằng Y học cổ truyền

Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản ?

Có nhiều nguyên nhân gây ra hen phế quản nhưng kết quả điều đến 2 tổn thương chính là viêm mạn tính đường hô hấp và tình trạng tăng cảm ứng của phế quản. Tuy theo từng nguyên nhân mà các nhà khoa học chia ra các thể như sau:

Hen dị ứng (atopic asthma): Xuất phát từ nguyên nhân bị các kích thíc bên ngoài tác động như bụi, phấn hoa, lông súc vật và thực phẩm… Bệnh thường gặp ở trẻ em, xuất hiện bất ngờ nhưng kết thúc cũng đột ngột và dễ tái diễn.

Hen do thuốc: Có các loại thuốc có thể gây ra cơn hen, điển hình là aspirin.

Hen do nghề nghiệp: Do yếu tố nghề nghiệp mà người bệnh thường xuyên hít phải các loại bụi, khí thải hoặc hóa chất kích thích co thắt phế quản và tăng tiết nhầy phế quản.

Hen không do dị ứng (nonatopic asthama): Bệnh thường do các vi khuẩn, virut gây viêm đường hô hấp mạn tính.

Y học cổ truyền cách điều trị hen phế quản

Y học cổ truyền cách điều trị hen phế quản

Y học cổ truyền cách điều trị hen phế quản

Theo Y học cổ truyền, hen phế quản thuộc phạm trù “háo suyễn” “đàm ẩm”; xuất phát từ nguyên nhân ăn uống tình chí thất thường, ngoại cảm phải ngoại tà bên ngoài, làm việc quá sức. Đối với tạng phủ, do sự thay đổi hoạt động của tạng phế và thận, trong khi bệnh liên quan mật thiết đến đàm (là sản vật bệnh lý do tỳ hư không vận hóa thủy thấp, thận dương hư không ôn tỳ dương vận hóa thủy cốc và không khí hóa được nước, phế khí hư không hóa giáng thông điều thủy đạo) gây hiện tượng đàm nhiều, khó thở ngực đầy tức.

Y sĩ Y học cổ truyền cho biết, tùy theo thể bệnh mà người bệnh được áp dụng các bài thuốc hay khác nhau, cụ thể:

Thể hen nhiệt

Người bệnh có triệu chứng hen suyễn gấp, trong ngực bí, thở mạnh, miệng đắng, miệng khát thích uống lạnh, hầu có tiếng khò khè, đờm đặc ho khó ra, mặt đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, chất lưỡi đỏ, mạch hoạt sác.

Bài thuốc: Bạch quả 10 quả, tô tử 12g, hạnh nhân 8g, hoàng cầm 8g, cam thảo 6g, tang bạch bì 10g, khoản đông hoa 10g, bán hạ 6g. Cho tất cả các dược liệu cùng 750ml (3 bát) nước, sắc kỹ trong 1 giờ chắt lấy 250ml (1 bát) nước thuốc.

Thể hen hàn

Người bệnh xuất hiện triệu chứng thở gấp, ngực bí, trong hầu có tiếng hen rít, miệng không khát, rêu lưỡi trắng nhớt, đờm trong loãng, thích uống nóng, mạch phù hoạt.

Bài thuốc: Xạ can 10g, khoản đông hoa 10g, ma hoàng 12g, bán hạ 6g, tế tân 8g, tử uyển 8g, ngũ vị tử 6g, đại táo 3 quả, sinh khương 3 lát. Cho tất cả các dược liệu cùng 750ml (3 bát) nước, sắc kỹ trong 1 giờ chắt lấy 250ml (1 bát) nước thuốc.

Tất cả các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày khi thuốc còn ấm. Người bệnh nên kiên trì uống thuốc đúng giờ, đặc biệt tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, y sĩ.

Nguồn: thuocbac.edu.vn