Hà Nội bật mí công dụng tuyệt vời của cây mã đề

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mã đề không chỉ là loại cỏ dại, mã đề còn được dùng để luộc, nấu canh ăn giúp thanh nhiệt, lợi tiểu. Không chỉ có lá mã đề mới mang đến công dụng, mà bông mã đề còn có tác dụng chữa trị được nhiều bệnh, mang lại sức khỏe tốt cho chúng ta.

Hà Nội bật mí công dụng tuyệt vời của cây mã đề

Hà Nội bật mí công dụng tuyệt vời của cây mã đề

Cây mã đề có đặc điểm như thế nào?

Cây bông mã đề hay còn gọi là mã đề lớn, mã đề trồng, (danh pháp hai phần: Plantago major) là một loài thực vật thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae). Loài này có ba phân loài:

Cây bông mã đề là cây thân thảo, cao khoảng chừng 10-15cm. Lá có cuống dài, hình trứng (ảnh) dài 5-12cm, rộng 3,5 -8cm, đầu tù, hơi có mũi nhọn. Mã đề rất dễ nhận ra bởi phiến lá hình thìa, đôi khi hình trứng, có gân hình cung dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Mép lá uốn lượn, nguyên hoặc hơi có răng cưa, không đều.

Hoa nhỏ, lưỡng tính, mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá. Hoa có bốn đài, xếp chéo, hơi đính vào nhau ở phía gốc. Tràng hoa mỏng, khô xác, có bốn thùy hình tam giác nhọn, xếp xen kẽ với lá đài, hoa có bốn nhị, chỉ nhị mảnh.Quả nang, hình chóp thuôn, dài 3,5- 4mm, mở bằng một nắp nứt ngang trên các lá đài. Hạt rất nhỏ, hình bầu dục, hơi dẹt, chỉ dài độ 1mm, màu nâu hoặc tím đen, bóng. Trên mặt hạt có chấm nhỏ màu trắng.

Thành phần hóa học của cây mã đề

Theo trang tin tức Cao đẳng Y Dược chia sẻ về thành phần hóa học của cây mã đề như sau:

  • Lá Mã đề chứa iridoid (aucubosid, catalpol), acid phenoic và este phenylpropanoic của glycosid, majorosid. Lá còn chứa chất nhày với hàm lượng 20%.
  • Hạt chứa chất nhày giàu D-galactose, L-arabinose và có khoảng 40% acid uronoic, dầu béo trong đó có acid 9-hydroxy-cis-11-octadecenoic.
  • Ngoài ra Mã đề còn có nhiều flavonoid: apigenin, quercetin, scutelarein, baicalein, hispidulin ( 5,7,4’-trihydroxy-6-methoxyflavon), luteolin-7-glucosid, luteolin-7-glucoronid, homoplantaginin(=7- O-b-D-glucopyransoyl-5,6,3’,4’-trihydroxyflavon).
  • Bên cạnh đó Mã đề còn chứa nhiều chất khác như aicd cimaric, acid p. coumaric, acid ferulic, acid cafeic, acid clorogenic, caroten, vitamin K, vitamin C.

Tác dụng bất ngờ từ cây mã đề đặc biệt là bông mã đề

Tác dụng bất ngờ từ cây mã đề đặc biệt là bông mã đề

Tác dụng của cây mã đề – bông mã đề

Theo trang tin tức Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ tác dụng chữa bệnh của cây mã đề: 

  • Có tác dụng chữa sỏi thận:Bông mã đề nhổ để cả rể, rửa sạch, cắt khúc 3 phân đem phơi khô, nấu nước uống cùng râu ngô (có thể kết hợp sắc thuốc cùng thuốc nam chữa sỏi thận). Cây mã đề làm thuốc nam có tác dụng bào mòn viên sỏi, khiến sỏi nhỏ dần, sau đó trôi dần theo đường tiểu mà ra ngoài. Có tác dụng nổi trội hơn so với thuốc tây ở chỗ không có tá dược (không gây hại cho cơ thể), khi sỏi còn nhỏ không phải đi mổ hay tán.
  • Chữa viêm cầu thận cấp tính:dùng thạch cao 20g, mã đề 16g, bạch truật, ma hoàng, đại táo mỗi loại 12g, gừng, quế chi, cam thảo mỗi loại 6g và mộc thông 8g. Đem các nguyên liệu sắc với nước uống trong ngày.
  • Chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già:Dùng hạt mã đề (một vốc) giã nát bọc vào khăn vải sạch đổ 2 bát nước, sắc còn một bát, bỏ bã, đổ vào nước ấy 3 vốc hột kê và nấu thành cháo ăn khi đói – ăn nhiều mắt sáng làm người mát.
  • Chữa chứng sốt xuất huyết:Mã đề tươi 50g – củ sắn dây 30g -nước 1 lít sắc còn lại một nửa chia 2 lần uống vào lúc đói trong ngày – uống như vậy 3 ngày các ngày sau mỗi ngày uống 1 lần.
  • Chữa trẻ bị sởi gây tiêu chảy:Dùng hạt mã đề, sao qua, sắc uống – nếu bí tiểu tiện thì thêm mộc thông – có thể dùng hạt mã đề với rau dừa nước lượng như nhau, sắc uống nếu như không có mộc thông.
  • Chữa tiểu tiện ra máu:Dùng rau mã đề một nắm to rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt uống vào lúc đói bụng – có thể thêm cỏ mực hai thứ bằng nhau cũng làm như trên và uống lúc đói sẽ có hiệu quả sau vài ngày.
  • Chữa chốc lở ở trẻ nhỏ:Dùng một nắm rau mã đề tươi, rửa sạch thái nhỏ – nấu với 100g -150g giò sống, cho trẻ ăn liền trong nhiều ngày sẽ khỏi. Nếu trẻ nhỏ ăn canh này thường xuyên phòng được chốc lở.
  • Tác dụng kháng sinh:Nước sắc mã đề (toàn cây 1ml – 1g mã đề) có tác dụng ức chế đối với 1 số vi trùng ngoài da. Mã đề tán bột chế thành thuốc dầu đắp lên mụn nhọt đỡ mưng mủ, đỡ bị viêm tấy.

Lưu ý:Cây bông mã đề rất tốt trong việc chữa trị bệnh, tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai, người thận kém, hay đái đêm nhiều tuyệt đối không nên dùng. 

Nguồn: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn