Đưa máy móc của BV tư nhân vào điều trị khiến 18 người bị sốc phản vệ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Việc xã hội hóa tràn lan khiến các trang thiết bị máy móc ở các bệnh viện tư nhân tràn vào bệnh viện công lập tiềm ẩn nhiều tai biến cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Bệnh viện này đã có nhiều sai phạm

Bệnh viện này đã có nhiều sai phạm 

Sai phạm trong thuê máy

Theo tin tức y tế mới nhất, việc tai biến y khoa ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình khiến 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo bị sốc phản vệ và có 7 bệnh nhân nặng đã tử vong khiến dư luận xót xa.

Trước đó Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã được thanh tra trong việc mua sắm thiết bị y tế.

Theo Kết luận thanh tra (số 825/KL-SYT ngày 1/7/2014) về thanh tra việc thực hiện liên doanh liên kết trang thiết bị y tế tại BVĐK tỉnh Hòa Bình từ ngày 14/5/2014 đến ngày 28/6/2014 và Kết luận (số 184/KL-SYT) của Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình về nội dung đơn tố cáo đối với ông Trương Quý Dương (Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình), đáng chú ý là việc Bệnh viện trả chi phí cho doanh nghiệp chưa đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cùng với việc Giám đốc Bệnh viện đã ký hợp đồng ngắn hạn với lao động không đúng theo thẩm quyền.

Cụ thể, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã thuê tổng cộng 8 máy chạy thận nhân tạo từ Công ty Cổ phần dược phẩm Thiên Sơn (địa chỉ tại nhà 19T9 khu đô thị mới Trung Hòa, Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội) theo 2 lần thuê.

PGS Nguyễn Hoài Nam

PGS Nguyễn Hoài Nam

Lần đầu tiên là ngày 22/12/2009, Bệnh viện đã ký hợp đồng với Công ty CP dược phẩm Thiên Sơn với số lượng là 5 máy chạy thận nhân tạo. Số máy này được đặt tại Đơn nguyên thận nhân tạo – Khoa ICU nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh tại bệnh viện.

Sau đó, đến ngày 7/9/2011, Bệnh viện tiếp tục ký hợp đồng thuê máy với Công ty CP dược phẩm Thiên Sơn thêm 3 máy chạy thận, cũng đặt tại Đơn nguyên thận nhân tạo – Khoa ICU.

Mỗi một ca chạy thận, Bệnh viện mua vật tư và trả tiền thuê máy cho Công ty CP dược phẩm Thiên Sơn là 7,7 USD.

Trao đổi với báo điện tử Infonet, PGS Nguyễn Hoài Nam nói ông cảm thấy  đáng tiếc và cũng đồng cảm với các đồng nghiệp của mình khi xảy ra tai biến như thế. Tuy nhiên, PGS Nam cho biết nếu máy lọc thận sử dụng cho các bệnh nhân chạy thận của Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình được đầu tư bằng việc xã hội hoá theo hợp đồng thuê khoán thì thật sự là rất mạo hiểm.

PGS Nam cho rằng, hiện nay công tác xã hội hoá y tế ở nước ta vẫn còn hạn chế như xuất hiện tình trạng không công bằng giữa công- tư hiện nay. Ông dẫn chứng, các bệnh viện công hiện đã cho bác sĩ dùng cơ sở vật chất có sẵn của nhà nước để “khám dịch vụ”, “mổ dịch vụ”, “chụp chiếu, xét nghiệm dịch vụ” hay “phòng dịch vụ”… thu tiền của bệnh nhân mức cao hơn cả ở bệnh viện tư.

Xã hội hóa trang thiết bị máy móc là điều cần thiết nhưng cần thực hiện quy củ đúng lộ trình

Xã hội hóa trang thiết bị máy móc là điều cần thiết nhưng cần thực hiện quy củ đúng lộ trình

Các hợp đồng thuê khoán giữa bệnh viện và các công ty kinh doanh đôi khi vì lợi ích kinh tế đặt lên hàng đầu. PGS Nam nói, có không ít trường hợp máy móc xã hội hoá vỏ máy thì của Pháp, Đức, Nhật nhưng ruột máy thì của Trung Quốc.

Qua trường hợp ở Hoà Bình, PGS Nam cho biết đã đến lúc nên xem lại công tác xã hội hoá dưới hình thức thuê khoán – đây là cách mà rất nhiều bệnh việc công lập đã làm nhất là ở các bệnh viện tuyến tỉnh vì họ không có nguồn ngân sách.

“Việc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình thuê khoán máy móc trong công tác điều trị cũng là mạo hiểm bởi vì với kinh nghiệm nghiên cứu của tôi về nhiều hình thức xã hội hoá trong y tế thì người ta chỉ thuê khoán các loại máy móc trong chẩn đoán như Xquang, chụp CT, MRI, các máy xét nghiệm, siêu âm chứ hầu như rất ít doanh nghiệp nào mạnh dạn cho thuê máy trong điều trị như trường hợp của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình”, PGS Nguyễn Hoài Nam nói.

Bởi vì, máy móc trong điều trị thì nguy cơ tai biến cao hơn là máy móc chẩn đoán. Máy móc trong chẩn đoán các hiện tượng tai biến rất hiếm, vì thế doanh nghiệp cũng “khôn” để tránh rủi ro.

Sau sự việc trên, PGS Nam nhấn mạnh đây là bài học để các bệnh viện đang xã hội hoá y tế phải nhìn nhận lại việc thuê khoán máy, không nên thuê khoán máy trong điều trị. Nếu thuê máy điều trị phải tìm hiểu kỹ và người đứng đầu đơn vị phải rất có kinh nghiệm tránh tình trạng máy “vỏ châu Âu mà ruột Trung Quốc”.

Với các bệnh viện tư nhân, PGS Nam chia sẻ họ rất ít xã hội hoá thuê khoán mà họ tự đầu tư hoặc thông qua các tổ chức tín dụng đầu tư để đưa được chất lượng y tế tốt nhất, thu hút người bệnh.

Điều này khiến cho các giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội vô cùng băn khoăn và xót xa, mong các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát để hạn chế những vụ việc tương tự có thể xảy ra trong tương lai.

Nguồn: theo báo infonet – thuocviet.edu.vn