Dinh dưỡng phòng bệnh bướu cổ theo Y học cổ truyền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nguyên nhân chủ yếu gây bướu cổ là thiếu iốt trong thức ăn và nước uống. Y học cổ truyền giới thiệu một số thức đơn dinh dưỡng phòng bệnh bướu cổ.

Dinh dưỡng phòng bệnh bướu cổ theo Y học cổ truyền

Dinh dưỡng phòng bệnh bướu cổ theo Y học cổ truyền

Bướu cổ  là loại u của tuyến giáp trạng, nhưng không kèm tăng hay giảm chức năng tuyến giáp, không viêm cấp, bán cấp, mạn tính hay ác tính tuyến giáp khác. Bệnh thường gặp ở trẻ em hơn người lớn, nhất là ở bé gái tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở bé trai tới 6 đến 7 lần.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là thiếu iốt (I2) trong thức ăn và nước uống. Nước uống có độ cứng cao nhiều Ca, Mg, Fluor, làm giảm hoặc chậm quá trình bắt iốt và ôxy hóa iốt ở tuyến giáp. ​Khi nấu xong nêm chút muối iốt sẽ có tỷ lệ hấp thu iốt cao gấp nhiều lần cho muối ngay từ đầu khi nấu. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc để phòng và điều trị bệnh bứơu cổ

Dinh dưỡng phòng bệnh bướu cổ theo Y học cổ truyền

Thực đơn hàng ngày cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm

Nhóm thực phẩm chủ yếu: ngô, khoai củ, gạo, mỳ. Hạn chế ăn chất ngọt hấp thụ nhanh như nước ngọt, bánh kẹo, quả chín ngọt để tránh bị bệnh đái tháo đường, xơ vữa động mạch.

Nhóm thực phẩm giàu đạm: thực phẩm động vật: trứng, thịt, cá, tôm… thực vật: đậu đỗ, vừng, lạc…

Nhóm thực phẩm giàu chất béo: mỡ, bơ, dầu thực vật.

Khuyến nghị: Nếu chất béo chiếm đến 30% năng lượng khẩu phần thì năng lượng axít béo chưa no nhiều nối đôi chiếm dưới 10% năng lượng.

Cần chú ý tỷ lệ axít béo no thường có nhiều trong mỡ, bơ để tránh gây tăng mỡ máu, tăng cholesterol. Axít béo không no thường có nhiều trong dầu một hoặc nhiều nối đôi là axít béo quý, giúp làm giảm lượng mỡ trong máu, điều hòa cholesterol, hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch.

Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: rau quả cung cấp nhiều vitamin như betacaroten-C, nhóm B… và nhiều chất khoáng như iốt ,selen,… góp phần làm tăng chất chống gốc tự do, tăng sức đề kháng cho con người. Chất xơ trong rau còn phòng ngừa bệnh táo bón, tăng đào thải cholesterol ra ngoài.

Nhu cầu iốt để tuyến giáp hoạt động ở người bình thường là 200 đến 300mcg/ngày.

Nhưng trong thực tế không phải lúc nào cũng ăn đủ các loại thực phẩm , mà còn phụ thuộc vào mùa vụ rau quả, vào điều kiện kinh tế và sức khỏe của từng người. Ngoài ra muối hạt hoặc nước mắm từ cá biển có rất nhiều iốt nhưng chúng ta không thể ăn quá nhiều được. Mà trong quá trình bảo quản và chế biến lượng iốt cũng hao hụt vì thế Chương trình Phòng chống các rối loạn do thiếu iốt đã đưa ra sản phẩm muối iốt, trừ hao hụt khi vận chuyển và bảo quản đến tay người tiêu dùng lượng iốt đảm bảo là 200mcg/10g muối.

Khi chế biến phải nấu thế nào để giữ được iốt?

Khi chế biến phải nấu thế nào để giữ được iốt?

Khi chế biến phải nấu thế nào để giữ được iốt?

Nếu xào chín rau cho muối iốt vào bắc ra ngay: tỷ lệ hấp thu được tầm 63,2%. Cho muối vào ngay từ đầu khi nấu: tỷ lệ hấp thụ còn khoảng 18,7%. Nếu dùng dầu đậu nành để xào nấu khoai tây chín cho muối iốt vào bắc ra ngay: 25%. Khi thêm chút dấm để lâu ngày thì tỷ lệ hấp thu do xào bằng dầu đậu nành tăng lên đến 47,8%.

Lưu ý: Muối iốt không nên phơi nắng, rang nóng hoặc để trên gác bếp khiến giảm tác dụng của muối. Muối iốt đựng trong túi nilon nhỏ hàn kín để nơi khô ráo không dự trữ quá 6 tháng. Khi nấu nướng cho vào thức ăn rồi bắc ra ngay.

Nguồn: thuocbac.edu.vn