Đề phòng căn bệnh loãng xương ngay từ tuổi 30

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi tuy nhiên ít ai biết rằng triệu chứng của bệnh loãng xương có thể bắt đầu từ ngay độ tuổi 30 và âm thầm diễn tiến cho tới khi phát bệnh.

Đề phòng căn bệnh loãng xương ngay từ tuổi 30

Xương được hình thành và phát triển từ nhỏ, mật độ xương tăng nhanh ở giai đoạn thiếu niên và đạt độ đỉnh ở khoảng tuổi 30, sau đó xương không tăng thêm mà bắt đầu giảm dần. Đối với nam giới, sự mất xương tăng theo độ tuổi, chưa kể người thường xuyên sử dụng thuốc lá hay uống nhiều rượu bia… thì sự mất xương sẽ nhanh hơn so với những người ít hay không sử dụng và nguy cơ mắc phải căn bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi rất cao. Ở nữ giới, tình trạng mất xương còn chịu ảnh hưởng bởi nồng độ estrogen – loại hoóc môn giúp tổng hợp canxi. Do vậy, phụ nữ trước và sau mãn kinh là đối tượng có nguy cơ mắc phải các triệu chứng loãng xương cao nhất do lúc này cơ thể giảm sản xuất estrogen mạnh nên xương mất đi nhiều.

Triệu chứng thường gặp nhận biết bệnh loãng xương phổ biến

Theo thông tin từ trang Tin tức Y dược cho hay, Bệnh loãng xương ban đầu không có triệu chứng gì đặc biệt nên rất khó nhận ra. Những triệu chứng loãng xương thường thấy như đau nhức tại các đầu xương hoặc dọc theo các xương dài, đau như châm chích toàn thân và tăng vào ban đêm. Đau thắt tại cột sống và lan sang hai bên mạn sườn. Cong vẹo cột sống, đốt sống bị lún, xẹp dẫn đến gù lưng khi lớn tuổi, giảm chiều cao. Cơ thể gặp cảm giác ớn lạnh, bị chuột rút, … Điều đáng nói là khi nhận thấy những dấu hiệu trên thì tỷ lệ xương bị mất có thể đã lên tới 30 %.

Khi xương loãng, mật độ chất khoáng trong xương suy giảm và cấu trúc xương bị tổn hại. Chính điều này đã khiến xương trở nên xốp, mỏng và dễ gãy dù chỉ với tác động rất nhẹ. Nếu bị chấn thương, thời gian liền xương cũng lâu hơn, chưa kể khả năng thương tật vĩnh viễn cao. Gãy xương ở các vị trí quan trọng như cột sống, cổ xương đùi, xương cổ tay không những phục hồi mà còn dễ dẫn đến nguy cơ tử vong hay tàn tật suốt đời.
Loãng xương hay còn gọi là xốp hay mỏng xương
Loãng xương hay còn gọi là xốp hay mỏng xương

Phương pháp phòng và điều trị bệnh loãng xương ngay từ tuổi 30

Để xương chắc khỏe, ngoài chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường vận động, bạn nên hạn chế các chất kích thích, bia rượu và tránh xa thuốc lá. Theo chia sẻ của các giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, khi bước qua tuổi 30 đặc biệt ở phụ nữ trước và sau mãn kinh cần chú trọng việc cung cấp đủ canxi. Với nhu cầu 1000mg – 1200mg canxi/ngày cho người lớn, ngoài ưu tiên các thực phẩm giàu canxi, chúng ta có thể uống bổ sung thêm canxi từ dược phẩm hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, hãy chọn sản phẩm có thành phần canxi từ thiên nhiên để dễ hấp thu và tránh tình trạng canxi bị lắng đọng trong động mạch gây cản trở dòng máu như dùng canxi lấy từ đá hay đá vôi. Do đó để phòng tránh các triệu chứng loãng xương có thể xảy ra, bạn nên đo loãng xương định kỳ mỗi 3 – 6 tháng để sớm phát hiện những bất ổn và kịp thời điều trị.

Nguồn: thuocbac.edu.vn