Bật mí công dụng chữa bách bệnh của cây Gừng gió

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Gừng gió hay còn được gọi với tên khác là Ngãi xanh, riềng hay riềng dại… đây là một loại thảo dược đặc biệt được các bác sĩ y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh thần kỳ.

Gừng gió là loại cây thường mọc hoang phân bố khắp nước ta

Gừng gió là loại cây thường mọc hoang phân bố khắp nước ta

Gừng gió và một vài thông tin cần biết

Gừng gió được biết đến như một loại thảo dược trị bệnh kỳ diệu, thuộc họ gừng Zinbiberaceae, có tên khoa học là Zingber zerumbert sm. Cây thường mọc hoang nơi có độ ẩm mát trong rừng và miền núi, được trồng làm cây cảnh và làm thuốc. Gừng gió cao từ 1 – 1,3m. Thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, lúc non màu vàng và thơm sau chuyển thành màu trắng và đắng. Lá mọc so le không cuống mặt trên nhặt, mặt dưới có lông rải rác mép lá uốn lượn. Gừng gió thường ra hoa và quả vào tháng 5 đến tháng 6 hằng năm, cụm hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ (sau khi lá mọc) thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ, đài và tràng màu trắng, cánh môi màu vàng nhạt. Quả mang hình bầu dục, hạt màu đen, có áo hạt mềm, màu trắng.

Theo đông y, Gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm có công dụng giảm đau, tán phong hàn, trị ứ huyết chữa trúng gió, đau bụng, đau nhức sưng tấy.

Thành phần hóa học có trong cây gừng gió

Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây gừng gió có một số thành phần hóa học như có nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Tinh dầu có 13 % các monoterpen và nhiều sesquiterpen, trong đó humulen chiếm 27 %, monocylic sesquiterpen xeton, zerumbon 37,5 %. Các monoterpen gồm limonen, pinen, camphen, cineol và campho.

Gừng gió và một số tác dụng dược lý

Gừng gió có một số tác dụng dược lý như: Zerumbon, thành phần chính của tinh dầu gừng gió, ức chế sự phát triển của Micrococcus Pyorgenes var, auereus và Mycobacterium tuberculosis. YHHĐ cho rằng gừng gió có tác dụng kháng viêm, trị xơ gan cổ trướng , ức chế có hiệu quả một số loại ung thư, u nang như: ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư máu, ung thư xương, ung thư gan, ung thư tũy, ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư da…

Vị thuốc chữa bệnh áp dụng với cây gừng gió

Gừng gió được vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh

Gừng gió được vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh

  • Nam giới trung niên bị mỡ trong máu: 20 g củ gừng gió, xắt sợi, 10g lá gừng gió xắt nhuyễn, táo tàu khô 10 quả, 30g mộc nhĩ đen, 30g nấm bào ngư, nấu tất cả trong 1 lít nước còn 500 ml. Chia làm 5 phần, ăn trong ngày. Cách 3 ngày ăn 1 lần, liên tục 10 lần.
  • Có tác dụng với phụ nữ sau sinh ăn không ngon miệng: Ngọn bí đỏ 50g, cà chua chín (bỏ hột) 50g, củ gừng gió 5g, thịt cá hồng (bỏ xương) 50g, 1/3 thìa bột nêm, 1/4 muỗng đường cát. Tất cả nấu với 500ml nước còn 300ml, chia làm 2 phần ăn trưa và chiều. Cách ngày ăn 1 lần.
  • Phụ nữ bị rong kinh bất thường sau sinh: Củ gừng 10g, lá khoai mỡ 5g, hoa khoai mỡ 10g, sắc 3 bát nước còn nửa bát. Uống 2 lần/ngày, liên tục 3 ngày.
  • Chữa chứng cảm lạnh do mưa: Lá gừng gió tươi 50g, lá khuynh diệp 50 g, vỏ quýt phơi khô 10g, sắc trong 1.000 ml nước. Sau khi sôi 10 phút, xông đổ mồ hôi, lấy xác chà xát khắp ngực và lưng, sau đó lau khô, đắp chăn ấm. Nghỉ dưỡng 20 phút.
  • Giúp cầm máu vết thương 10g gừng gió, 10g lá chàm mèo, giã nhuyễn, đắp lên vết thương.
  • Chữa chứng ăn khó tiêu: 30g – 50 g gừng gió giã nhuyễn, 30g bầu non và 1 quả chanh muối, cho vào 200 ml nước, đun sôi 15 phút, vớt bỏ bã, uống nước cách nhau 5 phút sẽ tiêu hóa tốt, ợ, trung tiện, thông tiểu tốt. Nằm nghỉ 10 phút.
  • Chữa đau nhức khớp chậu: 50 g củ gừng gió, 20g lá ngải cứu, cả hai xắt nhuyễn thành sợi, 50g gạo lứt rang vừa vàng sẫm, 2 củ hành 20g, 15 g hành lá xắt nhỏ, 200g – 350g lươn (bỏ vào dấm cho tiết nhớt, mổ bỏ ruột, chỉ máu, không bỏ đuôi) nêm gia vị, nấu trong 800ml nước còn 300 ml. Chia làm 2 phần (ăn trưa, chiều), cách 2 ngày/lần, liên tục 15 lần. Có thể dùng cho phụ nữ tiền mãn kinh hay bị đau bụng, nhức mỏi tứ chi và nửa đầu.

Ngoài những lợi ích mà cây gừng gió mang lại thì các lương y, bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cũng lưu ý với các bạn đọc rằng người nhiệt tích, nóng trong không nên dùng gừng gió; Khi dùng gừng gió cần chú ý sử dụng đúng liều lượng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người; Đối với những người mắc chứng xơ gan cổ trướng đơn thuần, trong thời gian dùng thuốc có Gừng gió phải ăn nhạt và hạn chế thực phẩm giàu kali, không uống rượu bia, kiêng đồ tanh.